ClockThứ Tư, 08/05/2024 14:18

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

TTH.VN - Sáng 8/5, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế (PII) 2024. Tham gia hội thảo có các ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Cục Phát triển Công nghệ và ĐMST (Bộ KH&CN), các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

16 tỉnh thành đứng đầu các vùng kinh tế về đổi mới sáng tạoBộ chỉ số PII: Chỉ rõ điểm mạnh - yếu về đổi mới sáng tạo của từng địa phương

Ông Hoàng Minh -Thứ trưởng Bộ KH&CN chia sẻ tại hội thảo 

Huế xếp thứ 2 ở khu vực Bắc Trung bộ

 Bộ chỉ số đo lường ĐMST cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) do Bộ KH&CN xây dựng, triển khai từ năm 2023. Bộ chỉ số này có 52 chỉ số, chia làm 7 trụ cột (theo nguyên lý của Bộ chỉ số GII), gồm: 5 trụ cột đầu vào phản ánh những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) dựa trên KH&CN, ĐMST (thể chế; vốn con người và nghiên cứu và phát triển; cơ sở hạ tầng; trình độ phát triển của thị trường; trình độ phát triển của doanh nghiệp); 2 trụ cột đầu ra phản ánh kết quả tác động của KH&CN và ĐMST vào phát triển KTXH (sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ; tác động). 

Dữ liệu phục vụ xây dựng Bộ chỉ số PII 2023 được lấy từ hai nguồn chính là: Số liệu thống kê, quản lý Nhà nước được công bố chính thức từ các bộ, cơ quan quản lí Nhà nước, tổ chức ở Trung ương (39/52 chỉ số); do các địa phương thu thập và cung cấp - kèm theo các tài liệu minh chứng (13/52 chỉ số). Trong giai đoạn thu thập dữ liệu, Bộ KH&CN đã tổ chức nhiều hội thảo, buổi làm việc với các bộ, cơ quan Trung ương để trao đổi thống nhất thu thập dữ liệu từ các cơ quan quản lí Nhà nước. Đối với các địa phương, Bộ xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn, tổ chức các buổi trao đổi, tập huấn để thu thập các dữ liệu cũng như cung cấp các tài liệu minh chứng liên quan.

Nhiều đại biểu tham gia, góp ý tại hội thảo 

Trong giai đoạn xử lý, phân tích dữ liệu, tính toán chỉ số và xây dựng báo cáo, Bộ KH&CN thực hiện theo các chuẩn mực quốc tế, sau đó tiếp tục gửi tới chuyên gia quốc tế độc lập (do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới giới thiệu từ năm 2022) để chuyên gia đánh giá độc lập trên nhiều góc độ, như phương pháp thiết kế bộ chỉ số, độ tin cậy của dữ liệu, kỹ thuật tính toán…

Theo Phó Giám đốc Sở KHCN- Trần Thị Thùy Yên, năm 2023, Chỉ số PII của tỉnh Thừa Thiên Huế xếp thứ 2 vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và xếp thứ 14 trong toàn quốc. Đây là tín hiệu đáng mừng phù hợp với định hướng phát triển KTXH của tỉnh. Kết quả đánh giá cho thấy có 3 trụ cột được đánh giá cao, gồm: Thể chế; Vốn con người và Nghiên cứu và Phát triển; Sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ. Các chỉ số này được xếp hạng trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu trong số 63 tỉnh/thành phố. Tuy nhiên, các trụ cột còn lại đang ở mức khiêm tốn.

PII là thước đo về điểm mạnh, yếu, các yếu tố tiềm năng và các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển KTXH dựa trên KH&CN và ĐMST của từng địa phương. Bộ chỉ số này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư. Kết quả đánh giá của Bộ Chỉ số là thông tin tham khảo hữu ích về môi trường đầu tư địa phương giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp có các quyết định phù hợp...

Đổi mới công nghệ trong SXKD là một trong những tiêu chí nâng cao PII 

Tiếp tục nỗ lực

Tại diễn đàn này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chia sẻ, những kết quả trên bước đầu tích cực đối với tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, Thừa Thiên Huế vẫn không chủ quan bởi địa phương còn những tồn tại, hạn chế nhất định ảnh hưởng đến hoạt động KH&CN và ĐMST phục vụ phát triển KTXH, như: Nguồn lực đầu tư cho KH&CN còn khiêm tốn; năng lực kết nối giữa doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu chưa cao. Số lượng doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh còn ở mức thấp. Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST sáng tạo tỉnh mặc dù đã hoàn thiện tuy nhiên hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, các vườn ươm vẫn chưa rõ nét, các quỹ đầu tư vào khởi nghiệp ĐMST còn rất hạn chế.

Tăng chỉ số sản xuất Công nghiệp là trụ cột chính của PII 

Ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KH&CN cho rằng, quá trình triển khai, đánh giá Bộ chỉ số ĐMST cấp địa phương tại Thừa Thiên Huế khá tốt. Bộ chỉ số đã đánh giá tổng thể các mặt, các khía cạnh, qua đó để các sở, ngành, đơn vị nhìn nhận, đánh giá lại những điểm mạnh, điểm yếu để cải thiện và phát huy, góp phần thúc đẩy tạo đà phát triển KTXH tại địa phương.

Thứ trưởng Bộ KH&CN-Hoàng Minh, mong muốn Thừa thiên Huế đánh giá, góp ý đề xuất các giải pháp và cần thiết xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hằng năm để thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương dựa trên KHCN&ĐMST. Đồng thời, đề nghị Thừa Thiên Huế sử dụng các kết quả đánh giá vào công tác, chỉ đạo điều hành, xây dựng và thực hiện các biện pháp, giải pháp thúc đẩy phát triển KTXH dựa vào KH&CN và ĐMST, góp phần nâng cao năng lực kinh doanh, năng lực cạnh tranh, năng lực ĐMST ở địa phương và quốc gia...

Đầu tư hạ tầng dân sinh, giải pháp góp phần tăng năng suất lao động ở địa phương 

Dịp này, các đại biểu tham gia đã trao đổi, góp ý chia sẻ những vấn đề liên quan đến Bộ chỉ số PII, theo đó các đại biểu mong muốn Bộ KH&CN hỗ trợ thêm nguồn lực để triển khai đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan đơn vị nhằm có các giải pháp sử dụng PII trong việc xây dựng các chính sách để thúc đẩy phát triển KTXH địa phương dựa trên KH&CN và ĐMST. Đại diện các sở, ban, ngành liên quan cũng thống nhất nỗ lực phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế vào tốp 10 địa phương đạt PII trong năm 2024.

SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

TIN MỚI

Return to top