ClockThứ Sáu, 19/07/2024 06:24

Giảm nhiệt cho đô thị

TTH - Những ngày nắng nóng, nhất ở khu vực đô thị - nơi có nhiều nhà xi măng bê tông hấp thu nhiệt lượng cao sẽ làm cho đô thị nóng hơn. Để “giảm nhiệt” cho đô thị cần nhiều giải pháp; trong đó tăng cường những “mảng xanh” cần được xem trọng.

Chuyển biến môi trường nông thôn mới“Tâm” & “thế” đã sẵn sàngMặt trận “gắn kết” người dân trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

 Nhiều tuyến đường ở đô thị Huế đã được chú trọng đến những mảng xanh hai bên và dãy phân cách

Những ngày nắng nóng gay gắt vừa qua khiến không ít gia đình ở đô thị xoay xở tìm cách chống nóng, giảm nóng. Bạn Võ Quỳnh Trang (P. An Đông, TP. Huế) chia sẻ, nơi khu phố bạn sống cây xanh thưa vắng, nhà cửa san sát nên những ngày nắng nóng, ngoài giờ đến công sở thì trốn hẳn trong nhà, mở máy điều hòa nhiều giờ mới chịu nổi.

Hóng mát ở công viên Lê Duẩn vào ngày cuối tuần, ông Hoàng Văn Bốn (Kim Long, TP. Huế) cho rằng: “Những ngày nóng bức của mùa hè mới thấy bóng mát cây xanh, bờ sông như “báu vật”. TP. Huế có sông Hương chảy qua trung tâm và có công viên ở đôi bờ thật quý giá. Cây xanh ở đây đã tạo “lá phổi xanh” cho người dân hít thở không khí trong lành. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, cây xanh, mặt nước có vai trò rất quan trọng đối với việc giảm nhiệt đô thị. Theo đó, nước từ sông rạch, ao hồ tạo điều tiết nước làm cho mát đô thị. Cây có tán đủ lớn ngoài tác dụng che nắng, còn làm cho các bề mặt phía dưới cây xanh không bị hấp thụ bởi bức xạ mặt trời, có thể ngăn phần lớn lượng bức xạ mặt trời truyền đến. Các bề mặt này không bị nung nóng sẽ không tỏa nhiệt trở lại môi trường, làm cho nhiệt độ không khí xung quanh dịu mát hơn. Tại một số nơi trong đô thị, nhà xây xi măng bê tông cốt thép đang lấn dần những “mảng xanh” nên hấp thu rất nhiều nhiệt lượng, làm nhiệt độ ở khu đó nóng hơn. Để giảm bớt hiện tượng “nóng hơn” thì giải pháp hiệu quả, dễ thực hiện là tăng cường “mảng xanh”, trồng thêm cây xanh.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo năm 2024, thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, sau đó là La Nina. Hiện nay thời tiết nắng nóng cục bộ dự kiến còn kéo dài. Đặc biệt ở khu vực miền Trung; trong đó có Thừa Thiên Huế, biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động rõ rệt, như nhiệt độ ngày càng tăng dần, bức xạ mặt trời ngày càng cao, lượng mưa thất thường hơn...

 Trao đổi với TS. Đặng Minh Nam, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh trong lần gần đây được biết, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới quy định tại khu vực đô thị, diện tích mảng xanh phải chiếm trên 65%; thậm chí nếu điều kiện thuận lợi nên phát triển những đô thị trong khu vực có diện tích đồi núi và rừng để tận dụng nhiều cây xanh để nó có vai trò hấp thu nhiệt nhiều, giảm nóng vào mùa hè. Cùng với đó, cần duy trì những hồ nước để một phần tạo điều tiết nước - giúp làm mát. Mặt khác, trong xây dựng nhà cao tầng cần nghĩ tới những kiến trúc xanh. Một số nơi thiết kế kiến trúc nhà cao tầng theo kiểu cứ vài tầng thì có một khu vườn. Theo đó, dành hẳn một tầng để làm vườn- nơi để “cư dân” của tòa nhà họp mặt, thư giãn...

 Các đô thị nhỏ cũng nên hướng đến các kiến trúc xanh như vậy. Nếu chưa đủ điều kiện thì nên vận động người dân trồng cây xanh càng nhiều càng tốt trong các cơ quan, trong trường học, ven đường. Ít nhất là treo nhiều hoa kiểng cho “mát mắt, mát không khí”. Mỗi người và mọi nhà cùng làm như vậy thì giảm nhiệt độ chung rất nhiều. Đồng thời, trên những vỉa hè, thay vì tráng xi măng, lát gạch thì hiện nay một số nước trên thế giới cho lát gạch có lỗ để trồng cỏ, nước mưa có thể thấm xuống…

Bảo vệ cảnh quan, giữ “lá phổi xanh” cho đô thị, cần tăng cường xử lý các hành vi vi phạm theo quy định, song song với tăng cường diện tích “mảng xanh”. Người dân cần nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ, nhân rộng mảng xanh bằng cách quan tâm trồng cây xanh, thêm diện tích mặt nước ở khuôn viên nơi ở của mình và tôn tạo, giữ gìn diện tích cây xanh, mặt nước ở nơi công cộng…

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Nguồn học liệu quý cho trẻ mầm non

Những tác phẩm từ cuộc thi sáng tác lời mới trên làn điệu dân ca Huế, tranh vẽ về văn hóa Huế, sưu tầm văn hóa dân gian do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa tổ chức là nguồn học liệu quý trong thực hiện chương trình giáo dục văn hóa địa phương cho trẻ mầm non.

Nguồn học liệu quý cho trẻ mầm non

TIN MỚI

Mua bán nhà đất mỹ gia nha trang Chính chủ, Giá Tốt NhấtPhân Khu Sông Town
Return to top