ClockThứ Tư, 01/12/2021 12:36

Giang Hải phát triển tiểu thủ công nghiệp

TTH - Xã Giang Hải (Phú Lộc) có trên 35 cơ sở may gia công, 11 cơ sở mộc dân dụng, mỹ nghệ; 28 tổ, đội xây dựng với 800 lao động, thu nhập bình quân ước đạt 150 triệu đồng/năm/lao động...

Lĩnh vực may gia công đang phát triển mạnh ở Giang Hải 

Kinh tế hộ phát triển

Đại hội Đảng bộ xã Giang Hải nhiệm kỳ 2020-2025 xác định, phát triển mạnh lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp (TTCN), với tốc độ tăng bình quân 15,5%/năm. Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội, Giang Hải đã từng bước phát triển mạnh lĩnh vực TTCN với hình thức kinh tế hộ gia đình, nâng tổng số lên 532 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể và đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất ở địa phương.

Cơ sở may gia công Tý Bo của anh Bùi Hữu Thành, thôn Nam Trường, xã Giang Hải là một cơ sở lớn trong số gần 30 hộ đầu tư ngành nghề may gia công trên địa bàn thôn. Sau khi có chủ trương phát triển mạnh mẽ lĩnh vực TTCN với hình thức kinh tế hộ gia đình, cơ sở này đã mạnh dạn vay thêm vốn mở rộng quy mô sản suất theo sự vận động của chi ủy. Trưởng thôn Nam Trường, ông Hoàng Trí cho biết, trước thời điểm bùng phát dịch, cơ sở Tý Bo luôn hoạt động hết công suất, giải quyết việc làm cho trên 20 lao động, với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Xưởng mộc dân dụng của anh Hoàng Doanh cũng là một trong các cơ sở nghề mộc trong thôn được tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất. Từ việc được tạo nguồn vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động thông qua chương trình khuyến công, xưởng đã có doanh thu tăng lên hằng năm. Theo anh Doanh, trước đây xưởng chỉ là cơ sở nhỏ, sau khi được địa phương vận động, chính quyền hỗ trợ, giúp đỡ, cơ sở sản xuất ngày càng được mở rộng.

Sau khi có Nghị quyết chuyên đề triển khai Nghị quyết toàn khóa về phát triển mạnh mẽ lĩnh vực TTCN, Đảng ủy xã Giang Hải đã lãnh đạo các chi bộ thôn có tiềm năng tập trung nghiên cứu kỹ nghị quyết của Đảng ủy, xác định rõ các nội dung trọng tâm để triển khai áp dụng vào thực tế.

Tạo đà thu hút nguồn lực

Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Giang Hải, ông Nguyễn Hữu cho hay, chi ủy các thôn kịp thời tham mưu lên Đảng ủy, UBND xã đề ra các giải pháp sát với tình hình thực tế, nên huy động được nguồn lực trong dân đầu tư phát triển các ngành nghề. Để khuyến khích bà con đầu tư, các tổ chức hội nông dân, phụ nữ… tín chấp cho hội viên vay vốn ưu đãi và phối hợp tổ chức dạy nghề cho người có nhu cầu. Quá trình thực hiện, địa phương còn chủ động lồng ghép các chương trình kinh tế của xã, nhất là đầu tư hạ tầng nhằm khuyến khích các ngành nghề có thế mạnh.

Kinh tế hộ gia đình từng bước phát triển mạnh đã góp phần chủ đạo trong sản xuất. Đến nay, toàn xã có 532 cơ sở kinh doanh cá thể, trong đó có 222 cơ sở sản xuất, tăng 69 cơ sở so với trước. Người dân cũng đã đầu tư phát triển nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, nhất là nghề may gia công đang phát triển mạnh, góp phần tăng thu nhập. Nhờ đó, tại địa phương đã có 122 hộ khá, giàu từ các mô hình sản xuất kinh doanh. Ước tính giá trị sản xuất ngành công nghiệp, TTCN, xây dựng của xã năm 2021 đạt trên 85 tỷ đồng, bằng 103% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo ông Nguyễn Hữu, địa phương sẽ có cơ chế hỗ trợ các cơ sở sản xuất vượt qua khó khăn trong tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh, ra sức bảo vệ vùng xanh nhằm đảm bảo duy trì sản xuất, khuyến khích phát triển và du nhập các ngành nghề TTCN nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Đảng ủy, UBND xã sẽ tăng cường chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất, nhất là hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất TTCN và dịch vụ. Qua đó, tiếp tục tạo đà thuận lợi cho việc huy động và thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển các ngành nghề TTCN trên địa bàn.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top