ClockThứ Bảy, 25/06/2022 21:37

Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý: Hạn chế phá rừng

TTH - Diện tích rừng tự nhiên được giao các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các công ty TNHH NN MTV lâm nghiệp quản lý đến nay hơn 160.757ha (chiếm 78,16%); các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình được giao quản lý hơn 31.626ha (chiếm 15,38%) tổng diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh. Diện tích còn lại do UBND cấp xã tạm thời quản lý hơn 12.164ha.

Lấy rừng nuôi rừngChi trả dịch vụ môi trường rừng: Lợi từ hai phíaGiao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý đạt gần 95%

Tuần tra, giám sát rừng tự nhiên

Hiệu quả bước đầu

Ông Văn Thân, Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ A Lưới cho rằng, giao rừng cho các đơn vị, cộng đồng, hộ gia đình quản lý là chủ trương, hướng đi hợp lý trước yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng (QL, BVR) hiện nay. Được giao quản lý, các đơn vị, chủ rừng được hưởng các chính sách, chương trình, dự án trong và ngoài nước liên quan hoạt động BVR. Trong đó, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một trong những cơ hội tạo động lực cho các chủ rừng, hộ gia đình quan tâm bảo vệ tốt hơn các diện tích rừng tự nhiên.

Từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, các tổ chức có điều kiện hỗ trợ cán bộ, hợp đồng thêm lực lượng QL, BVR, người dân thêm nguồn thu nhập, góp phần phát triển kinh tế gia đình. Từ đó, các hộ nâng cao nhận thức BVR, hạn chế và từng bước ngăn chặn triệt để tình trạng dựa vào rừng, chặt phá, lấn chiếm đất rừng trái phép. Tính riêng năm 2022, đơn vị được chi trả dịch vụ môi trường rừng với diện tích gần 21 ngàn ha, tập trung tại các lưu vực thuỷ điện A Lưới, Bình Điền, Hương Điền, A Roàng, A Lin, A Lin B2, Rào Trăng 4.

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông, ông Hoàng Văn Chúc khẳng định, từ khi triển khai chủ trương giao rừng cho các đơn vị, hộ gia đình quản lý, hiệu quả hoạt động BVR tốt hơn. Các chủ rừng, người dân tích cực, chủ động hơn trong triển khai hoạt động, kế hoạch tuần tra, giám sát, BVR. Lực lượng kiểm lâm, BVR chuyên trách hạn chế áp lực trong QL, BVR. Số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Nam Đông, nhất là tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng hiện nay giảm mạnh so với nhiều năm trước.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn đánh giá, đối với chủ rừng là đơn vị Nhà nước được đầu tư nguồn lực, đặc biệt ngân sách từ Chương trình Mục tiêu Phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 nên rừng tự nhiên được giao của nhóm này đang được quản lý chặt chẽ. Số vụ phá rừng, khai thác rừng trái phép giảm mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt, việc thành lập các trạm liên ngành, chốt chặn tại các vị trí trọng yếu, trên các tuyến đường sông vận chuyển gỗ từ rừng về xuôi phát huy tác dụng. Nhiều đối tượng thường khai thác gỗ rừng tự nhiên trái phép đã bỏ nghề.

Đối với rừng tự nhiên sau khi giao cho chủ rừng là cộng đồng được QL, BVR tốt hơn. Qua thực tiễn, cộng đồng đã thiết lập được hệ thống tổ chức quản lý, có quy chế hoạt động nên hiệu quả QL, BVR cao hơn so với thời gian trước. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng tự nhiên thời gian gần đây giảm đáng kể. Nhiều vụ phá rừng đã được chủ rừng chủ động ngăn chặn, hoặc báo chính quyền địa phương, kiểm lâm địa bàn ngăn chặn kịp thời. Điển hình như năm 2021, tình trạng chặt cây ươi để lấy quả được cộng đồng tổ chức ngăn chặn quyết liệt, phân công từng nhóm vào rừng canh giữ và tổ chức thu hái đúng quy định, không chặt hạ cây ươi.

Đồng bộ nhiều biện pháp

Mặc dù việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý đã mang lại hiệu quả tích cực trong công tác QL, BVR; tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng tuy có giảm nhưng vẫn còn diễn ra. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, tính riêng năm 2021 đến nay, lực lượng chức năng phát hiện khoảng 426 điểm biến động rừng tại các huyện Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới và TX. Hương Trà, TX. Hương Thủy.

Nguyên nhân được Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn nhận định, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về lâm nghiệp có nơi còn hạn chế. Năng lực QL, BVR của một số chủ rừng, kể cả các ban quản lý và các khu rừng cộng đồng có hạn, thiếu nguồn lực. Qua theo dõi biến động rừng trên ảnh viễn thám và kiểm tra xác minh thực tế trong thời gian qua cho thấy, nhiều địa phương vẫn còn tình trạng luỗng phát manh mún, xâm lấn vào rừng tự nhiên. Bên cạnh đó, hầu hết diện tích rừng tự nhiên do UBND xã tạm thời quản lý đều manh mún, nhỏ lẻ, ở xa khu dân cư và tiếp giáp với khu vực rừng trồng của các hộ gia đình nên dễ bị lấn chiếm. Hoạt động phối hợp xử lý các vụ phá rừng còn nhiều bất cập, trong khi chức năng và thẩm quyền của UBND xã có hạn, thiếu sức răn đe...

Từ thực tế trên, ngành chức năng cần có giải pháp khắc phục những tồn tại như đã nêu; đồng thời, tiếp tục duy trì công tác tuần tra BVR kết hợp tuyên truyền vận động để công tác QL, BVR đạt hiệu quả cao hơn.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

Trong 2 ngày 23 và 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn công tác quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%

Đây là mục tiêu được nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 do Sở Y tế tổ chức chiều 17/12. Tham dự có đại diện các đơn vị y tế, các cơ quan ban ngành.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01
Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng

Ngày 6/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế tổ chức khai mạc hội nghị Festival khoa học Huế lần thứ 7 với chủ đề “Hợp tác quốc tế vì sức khoẻ cộng đồng” và Hội nghị Y Sinh học Quốc tế lần thứ nhất, khánh thành Viện Y Sinh học, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế.

Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng

TIN MỚI

Return to top