ClockThứ Hai, 05/08/2019 08:48

Lấy rừng nuôi rừng

TTH - Xã Sơn Thủy (A Lưới) hiện có 11 nhóm hộ và 5 hộ gia đình được giao bảo vệ rừng tự nhiên với diện tích hơn 524 ha, chiếm khoảng 50% diện tích rừng toàn xã. Từ khi nhận được tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), các hộ phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng.

“Canh lửa” giữ rừngThành lập 4 tổ hợp tác bảo vệ rừng

Anh Trần Thiện chuẩn bị hành trang cho chuyến tuần tra rừng

Tạo sinh kế

Dao, rựa, võng, thực phẩm và áo quần chuyên dụng… là những vật dụng cần thiết được anh Trần Thiện (thôn Quảng Vinh) chuẩn bị cho mỗi chuyến tuần tra rừng. Đều đặn mỗi tháng, anh và 2 anh em khác trong gia đình đều tổ chức từ 1 -2 chuyến đi; con số này có thể lên đến 4 hoặc 5 chuyến vào mùa cao điểm nắng nóng. Nhóm hộ của anh Thiện hiện đảm nhận bảo vệ khoảng 46 ha rừng, số tiền chi trả DVMTR được hưởng mỗi năm hơn 14 triệu đồng.

“Cơ duyên” đến với công tác bảo vệ rừng, anh Thiện cho biết, trước đây bản thân từng có khoảng thời gian làm việc tại Tây Nguyên và nhận thấy công việc này cho nguồn thu nhập ổn định đối với người dân bản địa. Khi trở về địa phương sinh sống, được chính quyền vận động, anh mạnh dạn cùng người thân trong gia đình đăng ký tham gia.

Theo anh Thiện, công tác tuần tra, bảo vệ rừng tự nhiên khá vất vả; lúc trước không ít trường hợp người dân phát cây lấn rừng nên anh phải thường xuyên kiểm tra, kịp thời báo cáo chính quyền để xử lý. Những năm gần đây, sau nhiều lần tuyên truyền vận động và áp dụng biện pháp xử phạt, răn đe các trường hợp vi phạm nên việc lấn rừng đã giảm hẳn.

“Khoản tiền chính quyền chi trả cho gia đình, chúng tôi chủ yếu sử dụng để mua sắm vật dụng phục vụ các chuyến đi tuần tra, số còn lại là ngày công để chia cho mọi người. Chúng tôi luôn mong muốn được nhà nước hỗ trợ thêm các dự án phát triển sinh kế dựa vào rừng để cải thiện thêm thu nhập, thêm động lực để gắn bó với công tác bảo vệ rừng”, anh Thiện chia sẻ.

Nâng cao hiệu quả

Ông Lê Phước Anh, Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy đánh giá, không chỉ riêng nhóm hộ của anh Trần Thiện, các nhóm hộ được giao bảo vệ rừng tự nhiên tại địa phương nhìn chung đều thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nhiều nhóm hộ đã gắn bó với công việc này lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong việc phối hợp với chính quyền xử lý các vụ việc vi phạm. Điển hình như nhóm hộ ông Đào Viết Thắng (thôn Quảng Thọ), bản thân ông Thắng là cán bộ kiểm lâm nên có khá nhiều kinh nghiệm chuyên môn, luôn dẫn dắt các thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ cũng như chia sẻ kinh nghiệm cho các nhóm hộ khác.

Theo ông Lê Phước Anh, với khoản tiền chi trả DVMTR, việc vận động người dân tham gia bảo vệ rừng không còn gặp khó khăn như trước kia; nhiều gia đình còn tự nguyện đăng ký tham gia vì nhận thấy lợi ích về sinh kế. Nhờ đó, diện tích rừng tự nhiên tại Sơn Thủy những năm qua đều được bảo vệ khá tốt, hầu như không xảy ra các trường hợp phá, lấn chiếm rừng nhờ kịp thời ngăn chặn thông qua nguồn tin từ các nhóm hộ.

Bên cạnh đó, UBND xã cũng thường xuyên theo sát các nhóm hộ này để kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh các thiếu sót, tồn tại; đồng thời tổ chức tuyên truyền, nâng cao nghiệp vụ thông qua các buổi họp định kỳ và các đợt tập huấn.

“Hiện nay, UBND xã tiếp nhận một số đề xuất từ các nhóm hộ như: chia khoản tiền chi trả DVMTR thành 2 lần/năm để có kinh phí mua sắm dụng cụ, mong muốn chính quyền hỗ trợ thêm các dự án phát triển sinh kế dưới tán rừng (trồng mây, cây dược liệu)… Các ý kiến này đều được tập hợp và kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền để sớm giải quyết, tạo điều kiện để người dân gắn bó lâu dài với công tác bảo vệ rừng, là cánh tay nối dài hiệu quả của chính quyền địa phương”, ông Phước Anh cho biết.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gian nan giữ rừng mùa lũ

Bảo vệ rừng (BVR) vốn lắm gian nan, nguy hiểm và càng nguy hiểm hơn khi các lực lượng phải băng rừng, vượt suối trong mùa mưa lũ để bảo vệ an toàn cho “lá phổi xanh”.

Gian nan giữ rừng mùa lũ
Phòng cháy, chữa cháy rừng vùng trọng điểm

Với diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng chiếm 1/3 diện tích rừng của tỉnh, bố trí trên vùng địa hình phức tạp, A Lưới luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng vào mùa nắng nóng.

Phòng cháy, chữa cháy rừng vùng trọng điểm
Lợi ích từ trồng và giữ rừng

Thời điểm này thời tiết ở Huế cũng như khu vực miền Trung nắng nóng, khô hạn hơn mọi năm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra. Nền nhiệt độ cao dị thường có nguy cơ gây ra hệ lụy, như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp; cây trồng giảm năng suất, chất lượng; xâm nhập mặn, tiêu hao năng lượng cũng nhiều hơn.

Lợi ích từ trồng và giữ rừng
Tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Mở rộng các nguồn thu từ rừng, tăng giá trị kinh tế của rừng, góp phần khôi phục chất lượng của các khu rừng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Ðây là một hướng đi quan trọng nhằm phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trong điều kiện hiện nay.

Tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
Return to top