ClockThứ Hai, 11/12/2017 05:41

Gỗ keo, tràm rớt giá

TTH - Thời điểm cuối năm, gỗ keo, tràm rớt giá, thấp hơn khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

So với năm trước, giá gỗ keo, tràm năm nay giảm đến 20%

Thị trường thu hẹp

Theo Chi cục Kiểm lâm, toàn tỉnh có hơn 70.000 ha rừng trồng đã khép tán, trong đó 80% diện tích là rừng keo. Huyện Nam Đông là một trong những địa phương có diện tích keo, tràm khá lớn. Năm 2017 đã khai thác và trồng lại 920 ha keo, tràm, sản lượng đạt trên 73 ngàn tấn.

“Mỗi ha rừng keo sau khi thu hoạch thường đạt khoảng 100 tấn với trị giá trên 100 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, người trồng lãi khoảng 60-70 triệu đồng/ha”, anh Hồ Văn Bảy, người dân trồng rừng tại huyện Nam Đông cho biết.

Đầu năm nay, giá gỗ keo, tràm dao động từ 1,1-1,2 triệu đồng/tấn, song những tháng trở lại đây, giá gỗ bất ngờ rớt xuống chỉ còn 900 nghìn đồng/tấn khiến thu nhập của các hộ dân trồng keo, tràm giảm sút.

Ông Mai Thiện Hân, Phó Giám đốc Công ty CP Chế biến lâm sản xuất khẩu Pisico Huế cho rằng, gỗ keo tràm hạ giá có nhiều nguyên nhân, và lý do lớn nhất là các công ty chế biến lâm sản đang bí đầu ra, lượng hàng tồn kho không bán được nên buộc phải hạ giá.

“Đối với công ty chúng tôi, hàng đã được nhập đầy kho nhưng không chủ động được thị trường. Mỗi năm chúng tôi thu mua khoảng 300 ngàn tấn gỗ, trong đó xuất khẩu khoảng 140 ngàn tấn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, nhưng so với năm trước, giá năm nay rớt đến 20%”, ông Hân chia sẻ.

Ông Lê Văn Tảo, thôn Khe Sòng, xã Dương Hòa, TX. Hương Thủy, chủ nhân của 50ha rừng keo, tràm; đồng thời là chủ doanh nghiệp chuyên mua bán rừng trồng trong và ngoại tỉnh nhận định: Việc diện tích rừng keo tràm trên địa bàn tỉnh liên tục được mở rộng, trong khi thị trường của các loại gỗ này bị thu hẹp là nguyên nhân dẫn đến rớt giá. Các loại gỗ keo, tràm chủ yếu được nhập tại các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trong và ngoại tỉnh, song, do ảnh hưởng của thị trường chung của thế giới nên người trồng rừng cũng bị ảnh hưởng.

“Thị trường trong và ngoài nước đang hướng đến những loại gỗ chất lượng, trong khi, đại bộ phận người dân trồng keo tràm chỉ 4-5 năm là thu hoạch nên chất lượng đôi khi không như mong muốn. Do vậy, nguồn cung tuy lớn nhưng nhu cầu lại nhỏ khiến giá gỗ bị rớt là điều dễ hiểu”, ông Tảo phân tích.

Hướng đến rừng gỗ lớn

Để giải quyết bài toán chất lượng gỗ rừng trồng, ngành nông nghiệp cũng đã hướng đến các mô hình rừng trồng gỗ lớn. Toàn tỉnh đã có trên 5.000 ha rừng trồng gỗ lớn được triển khai với sự tham gia của hàng trăm hộ dân. Những loại gỗ này được trồng theo tiêu chuẩn chất lượng chuẩn, được Hội đồng Quản trị rừng Quốc tế công nhận.

UBND tỉnh đã ban hành các chính sách khuyến khích phát triển rừng trồng gỗ lớn theo chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016-2020. Theo đó, các hộ tham gia sản xuất được hỗ trợ 50% giá cây giống với diện tích tối thiểu 2 ha, nhưng tối đa không quá 4 triệu đồng/ha và 50 triệu đồng/dự án. Theo đó, các địa phương cũng đã từng bước thực hiện chủ trương này.

Ông Trần Quốc Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, việc gỗ keo, tràm hạ giá do thị trường gây ra khó khăn cho người trồng, song, hiện chưa có chính sách gì để hỗ trợ người dân.

“Toàn huyện có khoảng 4.500 ha keo tràm. Để trồng rừng bền vững, chúng tôi tuyên truyền, triển khai dự án rừng trồng gỗ lớn theo chứng chỉ FSC. Vận động các xã Thượng Nhật, Hương Phú, Hương Lộc chuyển hướng sang rừng trồng gỗ lớn để hạn chế chi phí và nâng cao giá trị rừng trồng, tiến tới tăng thu nhập. Dự kiến, từ nay đến năm 2020, huyện Nam Đông sẽ có khoảng 1.000ha rừng keo tràm được trồng theo chứng chỉ FSC, hướng đến trồng rừng kinh tế bền vững”.

Bài, ảnh: Quỳnh Viên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Thông tin doanh nghiệp:
Các mẫu máy bơm mỡ bằng chân tay phổ biến trên thị trường

Chưa đến 3 triệu đồng là khách hàng đã có thể đầu tư máy bơm mỡ bằng chân chính hãng cho công năng bơm mỡ hoàn hảo, thiết kế nhỏ gọn, sử dụng khu vực không sẵn nguồn điện, khí nén. Hiện sản phẩm đang được trợ giá siêu tốt tại Kumisai Việt Nam.

Các mẫu máy bơm mỡ bằng chân tay phổ biến trên thị trường
Cát nhân tạo chưa tiếp cận được thị trường

Theo kế hoạch, năm 2026 trên địa bàn tỉnh sẽ đưa vào sử dụng trên 80% cát nghiền (cát nhân tạo) thay thế cát tự nhiên. Dù có nhiều giải pháp được triển khai, nhưng đến nay việc sử dụng cát nhân tạo vẫn chưa đạt kế hoạch.

Cát nhân tạo chưa tiếp cận được thị trường

TIN MỚI

Return to top