ClockThứ Tư, 01/12/2021 08:42

Hệ lụy từ những dự án treo

TTH - Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng số dự án (DA) ngoài ngân sách còn hiệu lực thực hiện trong giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn tỉnh là 324 DA, với tổng vốn đầu tư 146.538,5 tỷ đồng (không tính các DA đã thu hồi). Số DA đang triển khai xây dựng, chậm tiến độ chiếm 8% với 26 DA, cùng với đó 7 DA tạm dừng triển khai trong năm là con số không hề nhỏ.

Dự án chậm, dự án “treo”: Đã đến lúc phải “giải”Kiên quyết, nhưng phải ngay từ đầuNăng lực và uy tín nhà đầu tư

Khu nghỉ dưỡng từng được kỳ vọng thu hút khách du lịch giờ chỉ là những ngôi nhà hoang

Lãng phí

Tiến độ thực hiện các DA chậm và nhiều DA “án binh bất động” quá lâu, phải thu hồi DA vừa phá vỡ cảnh quan vừa gây ách tắc cho công tác thu hút đầu tư.

Nằm ở vị trí đắc địa, sau lưng là phá Tam Giang, trước mặt là QL49B và biển Phú Thuận, Thuận An, DA khu đô thị, nghỉ dưỡng cao cấp Vinconstec – Huế từng được người dân lẫn chính quyền kỳ vọng sẽ tạo nên điểm du lịch sang trọng, góp phần thu hút khách du lịch, tạo diện mạo cho khu vực biển Thuận An, Phú Thuận và giải quyết việc làm cho người dân địa phương.

Thế nhưng, dù cấp chủ trương đầu tư từ năm 2008 với quy mô xây dựng gồm văn phòng cho thuê, siêu thị mini, khu thương mại - dịch vụ, bãi tắm biển cao cấp với tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2012, chủ đầu tư DA mới chỉ hoàn thành cơ bản phần thô 9 ngôi nhà mẫu rồi “án binh bất động”.

Hiện những ngôi nhà mẫu đã trở thành khu nhà hoang với những mảng bê tông đen ngòm nằm chơ vơ trên vị trí đắc địa. Sau khi DA bị thu hồi, khu vực DA đã đầu tư càng trở nên ngổn ngang. Người dân quanh vùng tận dụng biến nơi này thành điểm tập kết ngư cụ, thậm chí là rác thải khiến khu vực này trở nên nhếch nhác.

Cùng chung hoàn cảnh, nhiều DA trên địa bàn sau một thời gian triển khai cũng "án binh bất động" dẫn đến những khu đất vàng, những khu vực đắc địa bị “bỏ quên” hoang hóa, cỏ mọc um tùm với những khối bê tông trơ trọi.

DA Trung tâm Thương mại An Hòa là một ví dụ. Nằm ở vị trí đắc địa ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố, DA từng được xem là điểm nhấn thương mại dịch vụ cho khu vực phía Bắc thành phố và được khởi công năm 2009 khá rầm rộ, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 12/2011. Nhưng đến nay, DA chỉ là những cọc bê tông cốt thép trơ trọi, vây quanh là những tấm tôn đã “úa màu” thời gian… Sau một thời gian chuyển nhượng cho chủ đầu tư khác, DA vẫn im lìm.

Cần đánh giá năng lực nhà đầu tư

Những DA treo trong thời gian dài hay thu hồi đầu tư đã và đang khiến bộ mặt đô thị, cảnh quan khu vực trở nên nhếch nhác, khó thu hút đầu tư hơn.

Số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng số DA ngoài ngân sách còn hiệu lực thực hiện trong giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn tỉnh là 324 DA, với tổng vốn đầu tư 146.538,5 tỷ đồng (không tính các DA đã thu hồi). Trong đó, DA cấp trước năm 2016 chuyển tiếp sang giai đoạn 2016-2021 là 91 DA, tổng vốn đầu tư 78.344,6 tỷ đồng; DA cấp mới giai đoạn 2016-2021 là 233 DA, tổng vốn đầu tư 68.193,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 148 DA đi vào hoạt động, với tổng vốn đầu tư 17.913,4 tỷ đồng. Số DA đang triển khai xây dựng là 143 DA, tổng vốn đầu tư 114.627,8 tỷ đồng. Số DA đang triển khai xây dựng, chậm tiến độ chiếm 8% với 26 DA, cùng với đó 7 DA tạm dừng triển khai trong năm là con số không hề nhỏ.

Theo phân tích của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đại Vui, nguyên nhân dẫn đến các DA chậm tiến độ chủ yếu do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Các quy định của pháp luật liên quan tới công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thiếu ổn định, đơn giá đền bù được điều chỉnh hàng năm dẫn tới phải thường xuyên tính toán bổ sung. Việc bố trí kinh phí và nguồn lực cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, chưa đáp ứng đúng nhu cầu. Các nhà đầu tư khi đề xuất dự án đầu tư chưa nắm rõ quy trình, thủ tục trong quá trình triển khai dự án nên đề xuất tiến độ DA chưa phù hợp, dẫn đến nhiều DA chậm tiến độ, phải điều chỉnh hay giãn tiến độ thực hiện DA nhiều lần. Một số nhà đầu tư chưa đủ kinh nghiệm và năng lực triển khai so với DA đề xuất.

Diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 cũng làm ảnh hưởng chung đến tiến độ, tình hình triển khai DA đầu tư. Ngoài ra, năng lực của nhà đầu tư có thể xem là yếu tố quyết định phần lớn đến tiến độ triển khai thực hiện DA. Vì thế, hiện nay khi xem xét cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các nhà đầu tư được thẩm định chặt chẽ hơn theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư, đất đai và các pháp luật chuyên ngành khác. Việc nhận định, thẩm định năng lực của nhà đầu tư ngoài dựa trên hồ sơ năng lực của nhà đầu tư như năng lực tài chính (thông qua báo cáo tài chính hợp lệ của nhà đầu tư), thì kinh nghiệm thực hiện các DA tương tự; lực lượng nhân sự, “thương hiệu, uy tín”... của nhà đầu tư cũng được tính toán, phân tích để tăng hiệu quả trong thực hiện DA, ông Vui khẳng định.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Khu nhà ở Tam Thai: Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý

Trong 5 kiến nghị mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra và yêu cầu Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế - chủ đầu tư Dự án (DA) Khu nhà ở Tam Thai và các đơn vị liên quan tiến hành khắc phục, đến nay mới chỉ thực hiện xong 1 kiến nghị. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát DA, tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự án Khu nhà ở Tam Thai Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top