ClockThứ Ba, 19/09/2023 07:06

Hiệu quả từ hệ thống giám sát “cước nóng”

TTH - Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC TTH) áp dụng thành công hệ thống giám sát “cước nóng” sản lượng điện tiêu thụ của nhóm phụ tải trọng điểm vào thực tiễn. Đây là giải pháp nhằm nâng cao công tác điều hành, đảm bảo an toàn cung cấp điện cả ở trong những tháng mùa khô do nhóm nghiên cứu của PC TTH thực hiện.

Chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản lý ngành điện Vệ sinh sứ cách điện bằng robot điều khiển từ xa

 Giải pháp tự động hóa các quy trình, giúp giảm thiểu sai sót, tăng hiệu suất công việc

Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nắng nóng gay gắt kéo dài, hạn hán, thiếu nước... khiến nhiều hồ thủy điện về mực nước chết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác cung ứng điện. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng điện của các công ty, nhà máy trên cả nước nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng… sau dịch COVID-19 có xu hướng tăng cao, nhất là vào các tháng mùa khô 5, 6, 7 trong năm.

Trước thực trạng này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Trung đưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo cung ứng cho nhu cầu phụ tải như: giải pháp vận hành hệ thống điện, bổ sung nguồn cung, tăng cường năng lực truyền tải, tuyên truyền và thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm, thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải (DR)… Và ở đó, việc nghiên cứu nhu cầu phụ tải luôn là vấn đề cấp thiết trong đảm bảo cung ứng điện ổn định, an toàn.

Lãnh đạo PC TTH cho hay, căn cứ các chỉ thị về tiết kiệm điện và các văn bản đảm bảo cung cấp điện an toàn trong các tháng mùa khô và năm 2023, các đơn vị điện lực nói chung, PC TTH nói riêng đã tích cực vận động khách hàng trọng điểm, khách hàng sử dụng năng lượng lớn trên địa bàn chung tay tiết kiệm điện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác thu thập dữ liệu từ xa thông qua hệ thống DSPM chưa thể phân loại, thống kê với nhóm điểm đo có công suất sử dụng điện lớn này để tổng hợp, thống kê số liệu “cước nóng” sản lượng điện mua của khách hàng, dẫn đến rất khó khăn trong việc điều hành.

Trước những khó khăn trên, nhóm nghiên cứu của PC TTH đã xây dựng mô hình “Hệ thống giám sát “cước nóng” sản lượng điện tiêu thụ của nhóm phụ tải trọng điểm nhằm nâng cao công tác điều hành, đảm bảo an toàn cung cấp điện”. Sau thời gian ngắn triển khai, giải pháp này đã đem lại hiệu quả thiết thực.

Dựa trên sự đồng thuận của khách hàng, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một công cụ tích hợp trên nền tảng Web, thông qua cổng khai thác thông tin dữ liệu dùng chung của PC TTH giúp khai thác dữ liệu và số liệu từ các hệ thống hiện có. “Nhóm nghiên cứu đã khai thác dữ liệu về sản lượng điện tiêu thụ của khách hàng qua API/WebService DSPM. Dữ liệu sau đó được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu nội bộ của Công ty, giúp tối ưu việc khai thác và ngăn chặn quá tải cho CSDL EVNCPC”, lãnh đạo PC TTH cho hay.

Cụ thể, mô hình tương tác gồm 3 thành phần chính: Cơ sở dữ liệu SQL Server 2012 để dễ dàng tương tác với các bảng dữ liệu có các trường tương tự với hệ thống DSPM; Back end - API (Application Programming Interface - Giao diện lập trình ứng dụng) giúp xác định và truy xuất nguồn dữ liệu từ các chương trình khác hoặc các hệ điều hành bằng các cấu trúc dữ liệu thông qua bộ quy tắc cần thiết để giải quyết các yêu cầu mà bài toán đề ra; Front end giúp lập trình viên xây dựng các ứng dụng đơn trang (SPA) hiện đại, hiệu quả và dễ hiệu chỉnh.

Đáng chú ý, để đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) cho chương trình, API xây dựng theo cơ chế Restful API và tuân thủ các quy định ATTT, gồm xác thực (Authentication), kiểm soát truy cập dựa trên mã nguồn (CORS - Cross Origin Resource Sharing), kiểm soát giới hạn truy cập (Rate Limiting), mã hóa dữ liệu, kiểm tra dữ liệu đầu vào và sử dụng bản ghi và giám sát (Logging and Monitoring).

Với việc tự động hóa các quy trình thay vì thực hiện thủ công như trước đây, giải pháp này vừa tận dụng nguồn cơ sở dữ liệu đo đếm sẵn có và được tối ưu hóa để phục vụ cho nhu cầu của các nhóm khách hàng tiêu thụ năng lượng trọng điểm, vừa giúp các bộ phận liên quan có thể chủ động tổng hợp, thống kê và phối hợp với các khách hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn (tiết giảm phụ tải) nhằm đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện.

“Qua triển khai, giải pháp này giúp giảm thiểu khả năng sai sót do con người và tăng hiệu suất công việc”, lãnh đạo PC TTH đánh giá.

Bài, ảnh: ĐĂNG HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, cảnh báo thiên tai đến người dân bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Trong đó, ứng dụng Hue-S của Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh (IOC) và các nền tảng mạng xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó kịp thời.

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

TIN MỚI

Return to top