ClockThứ Hai, 03/06/2024 14:19

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách

TTH - Sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình tín dụng chính sách xã hội, hàng ngàn hộ dân trên địa bàn TP. Huế được tiếp cận vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Huế để phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội trên địa bàn.

Hiệu quả từ nguồn vốn cho vay theo Chỉ thị 40

Nguồn vốn từ chương trình tín dụng chính sách xã hội đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn TP. Huế thoát nghèo bền vững 

Qua 10 năm thực hiện Chị thị số 40, Kết luận số 06 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, nguồn vốn vay từ NHCSXH TP. Huế đã góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội tại địa phương.

Đến nay, NHCSXH TP. Huế đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội quản lý 573 tổ tiết kiệm và vay vốn tại 361 thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố. Hoạt động giao dịch được tổ chức giao dịch tại 36 điểm giao dịch đặt tại trụ sở của UBND 36 phường, xã trên địa bàn, trong đó các tổ giao dịch thực hiện giao dịch theo lịch cố định 1 ngày trong tháng và được trang bị đầy đủ điều kiện hoạt động như máy móc, thiết bị, công cụ… bảo đảm an ninh, an toàn cho phiên giao dịch; cung cấp dịch vụ tiết kiệm cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% thôn, tổ dân phố, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận vốn nhanh chóng, kịp thời và thuận lợi.

Tính đến tháng 4/2024, tổng dư nợ đạt 837,1 tỷ đồng với 22.481 hộ đang còn dư nợ (17 chương trình tín dụng đang còn dư nợ và 9 chương trình ưu đãi đang triển khai thực hiện cho vay). Theo đó, từ đầu năm đến nay, NHCSXH TP. Huế đã phối hợp với địa phương giải ngân cho 64.337 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay với số tiền 2.324,9 tỷ đồng. Trong đó, đã giải ngân cho 51.851 lượt hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo với doanh số cho vay hơn 1.782 tỷ đồng; hỗ trợ cho 8.797 lượt lao động mới có việc làm ổn định, góp phần hạn chế tình trạng thất nghiệp và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Ngoài ra, đơn vị đã đáp ứng nguồn vốn 43,9 tỷ đồng để sửa chữa, xây mới 4.402 công trình nước sạch và vệ sinh cho 2.201 hộ gia đình; hỗ trợ vốn cho người lao động thu nhập thấp tiếp cận nguồn vốn nhà ở xã hội với hơn 68,8 tỷ đồng cho 154 khách hàng; đồng thời tiếp sức cho 436 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường với doanh số cho vay 6,8 tỷ đồng...

Nhờ nguồn vốn đáp ứng kịp thời, nên 10 năm qua nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố đã thoát nghèo và thoát cận nghèo bền vững. Đến năm 2024, số hộ nghèo là 859 hộ, giảm 1.389 hộ, số hộ cận nghèo là 2.003 hộ, giảm 564 hộ so với năm 2014. Đến nay, tổng nguồn ngân sách do UBND thành phố trích chuyển sang NHCSXH là 22.230 triệu đồng, trong đó nguồn ngân sách thành phố là 22.000  triệu đồng; ngân sách xã (xã Phú Mậu) là 230 triệu đồng.

Theo lãnh đạo NHCSXH TP. Huế, phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả của tín dụng CSXH trên địa bàn, thời gian tới, đơn vị tiếp tục tham mưu thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH và xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, phải xác định tín dụng CSXH là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đồng thời nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH để thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại địa phương, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng vốn hiệu quả, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng.

Bài, ảnh: Khánh Thư
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Rộng cửa” cho tín dụng bất động sản

Tín dụng bất động sản luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu cho vay của các ngân hàng thương mại và được cho là một thành tố kích thích tăng trưởng tín dụng trong năm 2024. Đó cũng là lý do, ngân hàng đang đẩy mạnh các chương trình tín dụng ưu đãi trong lĩnh vực này.

“Rộng cửa” cho tín dụng bất động sản
Đa dạng các chương trình tín dụng ưu đãi

Các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại vốn nhà nước đang thực hiện khá nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp cho người dân, doanh nghiệp.

Đa dạng các chương trình tín dụng ưu đãi
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tán thành các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 7/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tán thành các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

TIN MỚI

Return to top