ClockThứ Hai, 27/07/2015 14:56

Hố “tử thần” từ khai thác cát

TTH - Mỏ cát bãi Trằm, thôn Thủy Dương, xã Lộc Tiến (Phú Lộc) được UBND tỉnh cấp phép cho Công ty CP Vật liệu Xây dựng 368 khai thác làm vật liệu thi công Quốc lộ 1A (QL 1A). Trong quá trình khai thác, đơn vị không cắm biển báo, rào chắn để lại các hố sâu rất nguy hiểm "tử thần".

Hố khai thác cát chỉ cách nhà ông Phan Công, ở thôn Thủy Dương vài chục mét, về mùa mưa rất nguy hiểm

 

Người dân bức xúc

Trước thực trạng khan hiếm cát làm vật liệu san lấp, thi công QL 1A, UBND tỉnh đã phê duyệt trữ lượng khoáng sản cát làm vật liệu san lấp ở bãi Trằm, thôn Thủy Dương, xã Lộc Tiến cho Công ty CP Vật liệu Xây dựng 368 (có trụ sở ở Hà Nội) khai thác cát để cung cấp cho các dự án. Quá trình khai thác, Công ty CP Vật liệu Xây dựng 368 đã cho xe múc, tàu hút cát… để lại các hố sâu, có hố rộng hàng trăm mét vuông.
Ông Phan Công, ở thôn Thủy Dương, xã Lộc Tiến cho biết khoảng 2 tháng nay, họ không khai thác nữa nhưng cũng không hoàn trả mặt bằng, không có rào chắn”.
Khu vực khai thác cát nằm dọc triền núi, trước đây được người dân trồng tràm, keo… nhằm chống xói lở khi mùa mưa bão đến. Hiện, các hố “tử thần” do khai thác cát đang có tình trạng sạt lở, sụt lún đất, trở thành những cái bẫy chết người khó lường. Anh Dương Quang Đức ở thôn Thủy Dương, lo lắng: “Do vùng khai thác cát nằm sát chân núi và lượng cát này chính là vùng đệm, chống sạt lở từ chân núi và đảm bảo sự an toàn cho các ngôi nhà trong vùng. Sau khi lượng cát này bị lấy đi, khi mưa lũ đến, lượng nước lớn từ trên núi sẽ đổ về, do mất đi lớp cát để thấm hút và tầng đất bị xáo trộn nên việc sạt lở đất là điều khó tránh khỏi”.
Nguy hiểm là thế, nhưng theo ghi nhận của phóng viên không hề có một hàng rào, biển báo nguy hiểm… Anh Đỗ Tý, người dân sống gần khu vực này kể: “Năm ngoái tôi có con nghé sa chân rớt xuống hố chết đuối. Tôi có làm đơn gửi lên xã yêu cầu doanh nghiệp bồi thường, nhưng chẳng thấy gì. Những hố này rất nguy hiểm, nếu chính quyền địa phương không vào cuộc buộc đơn vị khai thác cát hoàn trả mặt bằng sớm thì nguy hiểm chết người là điều khó tránh khỏi. Bởi vì những hố này rất gần nhà dân nhiều trẻ nhỏ”.
Xử lý dứt điểm

Khai thác cát để lại hố "tử thần" gây nguy hiểm cho người dân

 
Mỏ cát bãi Trằm được UBND tỉnh cấp phép khai thác ngày 18/6/2015 đến 24/12/2018, với diện tích 3 ha. Trữ lượng 65 nghìn m3, phương án khai thác, xúc, bốc và vận chuyển phục vụ công trình QL 1A. Khu vực khai thác phải cắm biển báo, rào chắn… có người bảo vệ để hướng dẫn người dân khi đến khu vực này. Khi khai thác xong, ngoài kênh mương được quy hoạch làm thoát nước mặt, khu vực còn lại phải hoàn thổ, trồng cây bảo vệ môi trường…
Phê duyệt khai thác là vậy, nhưng đơn vị khai thác vẫn không thực hiện cảnh báo nguy hiểm. Ông Hồ Hữu Phúc, Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến cho biết, các cơ quan chức năng kiểm tra, thẩm định ở khu vực bãi Trằm có trữ lượng cát lớn, đáp ứng nhu cầu cát xây dựng, san lấp trên địa bàn. Qua đó, UBND tỉnh đã cấp phép, cho khai thác. Những phản ánh của người dân UBND xã sẽ cho kiểm tra để xử lý dứt điểm.
Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Văn Phong, Trưởng phòng Xây dựng và Tài nguyên Môi trường Ban quản lý Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô cho biết, khi được UBND tỉnh cấp phép đơn vị có kiểm tra nhưng không phát hiện. Trong tuần này, đơn vị sẽ kiểm tra, lập biên bản và yêu cầu Công ty CP Vật liệu Xây dựng 368 phải có giải pháp an toàn, cắm biển báo, rào chắn… và phải có người trực hướng dẫn. Mỏ cát bãi Trằm được tỉnh phê duyệt cung cấp cho dự án QL 1A, khi dự án này hoàn thành, đơn vị sẽ có tờ trình đề xuất UBND tỉnh cho đóng cửa mỏ. Nếu trữ lượng còn có thể đề xuất UBND tỉnh cho phép cung cấp một số dự án khác trên địa bàn nhưng phải đảm bảo an toàn cuộc sống cho người dân địa phương.
Bài, ảnh: Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

TIN MỚI

Return to top