ClockThứ Ba, 21/12/2021 19:08

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

TTH.VN - Hội thảo "Nghiên cứu kinh tế tuần hoàn và đánh giá khả năng áp dụng cho Thừa Thiên Huế" được Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức ngày 21/12. Hội thảo có sự tham gia tư vấn từ Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu…

Diễn đàn Kinh tế Thế giới hoãn hội nghị thường niên 2022 do lo ngại biến thể OmicronLan tỏa ý thức, trách nhiệm về độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc giaĐẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước

Đại diện UNDP chia sẻ về kinh tế tuần hoàn

So với kinh tế tuyến tính truyền thống, kinh tế tuần hoàn KTTH giúp giảm số lượng tài nguyên cần sử dụng và số lượng phế thải tạo ra, góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên và làm giảm các tác động ô nhiễm đến môi trường.

Theo các chuyên gia tham dự hội thảo, trong quá trình thực hiện lộ trình xây dựng nền KTTH sẽ gặp rất nhiều khó khăn từ việc thiếu thông tin dữ liệu, việc huy động sự tham gia của các ban ngành liên quan, sức ép từ thời gian thực hiện... Muốn thực hiện được kế hoạch cũng như định hướng trong phát KTTH đòi hỏi địa phương phải xác định được tiềm năng, thế mạnh và hướng đi của mình trong phát triển. Đồng thời, các chuyên gia cũng đề xuất những lĩnh vực có thể ưu tiên trong phát triển KTTH tại Thừa Thiên Huế như du lịch, cộng sinh công nghiệp - tái sử dụng và tận dụng chất thải công nghiệp…

Sau khi lắng nghe các ý kiến góp ý từ các chuyên gia, ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh chia sẻ, Thừa Thiên Huế đang xây dựng chiến lược phát triển bền vững trên nền tảng các mô hình đổi mới sáng tạo mang tính đặc thù, phù hợp với địa phương. Theo đó, mục tiêu Thừa Thiên Huế hướng đến chính là tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, thương mại, kinh tế trí thức, kinh tế xanh, KTTH, kinh tế số và công nghiệp văn hóa, giải trí. Vì thế, KTTH được xem là mũi nhọn và giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay.

Các ý kiến từ các chuyên gia từ quan điểm, kinh nghiệm và cách thức triển khai sẽ là bước khởi động cho việc nghiên cứu và tham vấn chính sách cụ thể cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm đến Hương Bình

Với sự quan tâm của tỉnh và thị xã, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, đầu tư xây dựng hạ tầng, xã Hương Bình (Hương Trà) đang trở thành một trong những địa phương có sức hấp dẫn nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Điểm đến Hương Bình
“Đánh thức” tiềm năng du lịch

Với tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa lịch sử, thị xã Hương Trà đang tích cực tìm hướng phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch
Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top