ClockThứ Năm, 07/03/2019 18:29

Hướng đến tỉnh mạnh về biển, giàu từ biển

TTH - Chiều 7/3, UBND tỉnh tiến hành cuộc họp chuyên đề nhằm sơ kết 2 năm về phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và đầm phá trong tình hình mới. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ chủ trì.

Phát triển vùng ven biển, đầm phá; nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

Theo kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế phải trở thành tỉnh mạnh về biển, giàu từ biển với cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp- nông nghiệp.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu và Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chủ trì tại cuộc họp

Nhiều dự án, công trình đột phá chiến lược

Báo cáo của UBND tỉnh do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Đại Vui nêu rõ, vùng ven biển, đầm phá của tỉnh bao gồm 45 xã, thị trấn thuộc 4 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và TX. Hương Trà; tổng diện tích tự nhiên toàn vùng hơn 100 ngàn ha, bằng 20% diện tích toàn tỉnh; dân số trung bình hơn 350 nghìn người, bằng 30,5% dân số của tỉnh.

Hệ thống kết cấu hạ tầng trong vùng được quan tâm đầu tư ngày càng hoàn thiện, nhất là các dự án (DA) lớn có tính đột phá, lan tỏa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng. Đáng chú ý, có các DA về giao thông kết nối vùng, DA đường ven biển; DA hạ tầng khu du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng văn hóa, du lịch trên địa bàn; các DA thủy lợi, hạ tầng nông nghiệp, hậu cần nghề cá; Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô thu hút nhiều DA lớn, trong đó có các DA hàng ngàn tỷ đồng.

Lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản, ngư dân đã mạnh dạn đầu tư đóng tàu có công suất lớn, trang bị máy móc, công nghệ khai thác hiện đại để vươn khơi xa, khai thác hiệu quả hơn. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của đội tàu dịch vụ hậu cần và tàu thu mua giúp cho đội tàu khai thác yên tâm bám biển dài ngày trên biển. Nuôi trồng chuyển đổi theo hướng ổn định diện tích, giảm mật độ nuôi, kết hợp xen, ghép, đa dạng đối tượng, nuôi các loài có giá trị cao từng bước ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật... hướng đến nuôi trồng bền vững.

Lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại khu vực bãi ngang huyện Phong Điền

Hạ tầng hỗ trợ du lịch được quan tâm đầu tư với các tuyến giao thông kết nối tuyến, điểm du lịch, xây dựng các bến thuyền để phát triển các tuyến du lịch đầm phá. Cơ sở du lịch đang tăng lên nhờ các DA lớn, ngoài việc Laguna vừa tăng vốn từ 875 triệu USD lên 2 tỷ USD gồm nâng số phòng lưu trú lên khoảng 5.000 phòng và đưa vào khai thác casino sau năm 2020; một số DA đã đi vào hoạt động như khu nghỉ dưỡng huyền thoại Địa Trung Hải; khởi công Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô.

Hiện, UBND tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho một số DA lớn đang tiếp tục triển khai. Khách du lịch bằng đường tàu biển tăng khá, năm 2108 đã đón được 54 chuyến tàu cập cảng và phục vụ trên 134.100 lượt khách và thủy thủ đoàn, tăng 5% so với năm 2017. Công tác phát triển công nghiệp ở khu vực này ngày càng được chú trọng, ngoài các khu kinh tế, khu công nghiệp, một số DA như điện mặt trời đã mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh.

Du khách nước ngoài đến Huế bằng tàu biển

Tập trung nguồn lực cho kinh tế biển, đầm phá

Tại cuộc họp, các đại biểu thống nhất, giai đoạn 2020-2030, phát huy tiềm năng, lợi thế vùng biển, đầm phá của tỉnh và các nguồn nội lực, tranh thủ và tận dụng tối đa, khai thác hiệu quả các nguồn ngoại lực; tăng cường liên kết, hợp tác với các địa phương khác trong nước và quốc tế để xây dựng vùng biển, đầm phá của tỉnh thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước. Thừa Thiên Huế phải trở thành tỉnh mạnh về biển, giàu từ biển với cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Trong đó, chú trọng phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển, đầm phá; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Lấy du lịch làm ngành kinh tế chủ lực, khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại làm nhân tố đột phá. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong vùng. Gắn tăng trưởng kinh tế với xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Tại cuộc họp, UBND tỉnh cũng đã thông qua các báo cáo tình hình triển khai thực hiện đề án Ngày Chủ nhật Xanh và kế hoạch triển khai thực hiện trong thời gian đến. Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ ghi nhận và đánh giá cao sự vào cuộc của các cấp, các ngành với những hoạt động cụ thể, thiết thực, có những tác động tích cực trong xã hội. Để phong trào được lan tỏa, nâng cao ý thức cộng đồng, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, trở thành nét đẹp của người Huế, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Đề án tổ chức Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng”, tổ chức các hoạt động thiết thực như làm vệ sinh, trồng cây xanh, chiếu sáng trong khuôn viên cơ quan, đơn vị và các vỉa hè, tuyến đường lân cận; tạo sự lan tỏa, xây dựng ý thức chung của cộng đồng trong việc xây dựng nếp sống văn minh, môi trường xanh - sạch - sáng.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng

Nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ có khi vẫn chưa nhận ra được mình đang hoặc đã từng bị bạo lực giới, dù ở mức độ ít hay nhiều, nặng hay nhẹ. Một khi nhận diện được vấn đề này, phụ nữ hay trẻ em gái mới có thể phát huy và thúc đẩy bình đẳng trong cuộc sống.

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số

Theo UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, tỉnh tiếp tục xác định cải cách hành chính (CCHC) gắn với phát triển chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 là chương trình trọng điểm để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số
Hướng đến sản xuất xanh

Tăng trưởng xanh - sản xuất xanh là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp (DN) đang hướng đến, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và phù hợp với xu hướng chung của thị trường trong và ngoài nước.

Hướng đến sản xuất xanh
Cần 65 tỷ USD/năm để bảo vệ du lịch biển và ven biển khỏi khủng hoảng khí hậu

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), diễn ra từ ngày 11 - 22/11 ở Baku (Azerbaijan), Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) kêu gọi đầu tư khẩn cấp vào du lịch biển và ven biển để bảo vệ ngành này khỏi những rủi ro khí hậu đang gia tăng.

Cần 65 tỷ USD năm để bảo vệ du lịch biển và ven biển khỏi khủng hoảng khí hậu
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Return to top