ClockThứ Tư, 08/02/2023 06:06

Hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên

TTH - Ưu tiên cho vay, hỗ trợ lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, gồm xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn; doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ và DN ứng dụng công nghệ cao là chủ trương thống nhất của ngành ngân hàng. Theo đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) đều cam kết, các DN đủ điều kiện có thể tiếp cận với nguồn vốn lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường.

Phát huy hiệu quả hoạt động tín dụng chính sáchNâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sáchĐể người lao động không dính “tín dụng đen”

Các tổ chức tín dụng đã triển khai tích cực các gói chương trình tín dụng ưu đãi. Ảnh: L.Q

Vốn vẫn chảy vào các lĩnh vực ưu tiên

Năm 2022, dù kinh tế gặp nhiều khó khăn, song ngành ngân hàng vẫn có những nỗ lực nhất định trong việc cung ứng nguồn vốn phục vụ khôi phục và phát triển sản xuất. Ngoài tích cực đẩy mạnh các gói tín dụng thông thường hỗ trợ nền kinh tế, các TCTD đã triển khai tích cực các gói chương trình tín dụng ưu đãi, tín dụng chính sách xã hội; triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% đối với DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Chỉ tính riêng chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, trong năm qua đã có 1.990 khách hàng được hỗ trợ với tổng dư nợ được cơ cấu là 8.083 tỷ đồng; 52.752 khách hàng được miễn, giảm, hạ lãi suất với tổng dư nợ là 24.850 tỷ đồng; số tiền lãi đã được miễn, giảm, hạ lãi suất là 75,22 tỷ đồng. Về tình hình tiếp cận khách hàng có dư nợ thuộc ngành được hỗ trợ lãi suất (HTLS) trên địa bàn có 1.541 khách hàng với tổng dư nợ 3.847 tỷ đồng thuộc ngành được HTLS. Trong đó, 711 khách hàng đáp ứng điều kiện với tổng dư nợ 1.441 tỷ đồng, cụ thể: 5 khách hàng đã được HTLS; 215 khách hàng đang hoàn thiện hồ sơ.

Ngoài ra, trong bối cảnh lãi suất huy động chịu áp lực tăng, NHNN đã kêu gọi các TCTD tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ DN. Theo đó, 16 NHTM chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế cũng đã thực hiện chủ trương đồng thuận cam kết giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay từ 0,5 - 2%/năm tùy từng đối tượng.

Bám sát định hướng tăng trưởng tín dụng và nhiệm vụ, giải pháp điều hành của Thống đốc NHNN Việt Nam, NHNN tỉnh đã chỉ đạo, theo dõi, giám sát các TCTD trên địa bàn mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng dòng vốn vào lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Nhờ đó, vốn tín dụng được các TCTD đầu tư đáp ứng kịp thời phần nào nhu cầu của nền kinh tế, tín dụng toàn địa bàn tăng trưởng đều qua các tháng. Đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng đạt 74.273 tỷ đồng, tăng 10.985 tỷ đồng, tương ứng tăng 17,36% so với cuối năm 2021, vượt kế hoạch đề ra (đạt 124% kế hoạch).  Dư nợ các lĩnh vực ưu tiên đều tăng trưởng trong năm 2022. Cụ thể, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đạt gần 13.861 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18,9% tổng dư nợ tín dụng, tăng 15,8% so với đầu năm; tín dụng đối với lĩnh vực DN nhỏ và vừa đạt 14.593 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12,4%, tăng 19,9%; tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu đạt 5.057 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,2%, tăng 33,02% so với đầu năm; tín dụng lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đạt 715 tỷ đồng, tăng 8,38% so với đầu năm.

Nguồn vốn phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 cũng có những bước tiến trong năm 2022.

Ngành ngân hàng đang có nhiều chính sách đồng hành cùng khách hàng

Kiểm soát tín dụng

Trong năm 2023, ngành ngân hàng tiếp tục hỗ trợ DN, nhất là các lĩnh vực ưu tiên trong tiếp cận vốn tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Phạm Bá Nam thông tin, ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến người dân và DN các cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Đồng thời, triển khai thực hiện tốt chương trình kết nối ngân hàng - DN để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của DN trong quan hệ tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận vốn ngân hàng và thụ hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn để mở rộng cho vay gắn với các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vốn vào các lĩnh vực ưu tiên nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế và các chương trình kinh tế trọng điểm theo hướng khai thác tiềm năng, thế mạnh tại địa phương.

Tại hội nghị tổng kết ngành ngân hàng mới đây, các tổ chức tín dụng đều cam kết sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên dành nguồn vốn ưu đãi để đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu nguồn vốn tín dụng, dịch vụ ngân hàng với mức lãi suất, phí dịch vụ hợp lý. Đồng thời, các ngân hàng này cũng sẽ tiếp tục đồng hành cùng khách hàng trong quá trình phát triển, cùng chia sẻ khó khăn, hợp tác trên cơ sở đưa ra các giải pháp, tư vấn tài chính; tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tiện ích, cung ứng các giải pháp tài chính mới an toàn, thuận tiện.

Cam kết này đang có những hiệu lực nhất định, khi chỉ tính trong tháng 1/2023 (dù có thời gian nghỉ tết) song tổng dư nợ tín dụng vẫn ước đạt 74,8 nghìn tỷ đồng, tăng 0,61% so với cùng kỳ. Trong đó, cho vay một số lĩnh vực ưu tiên đều có những tăng trưởng đáng ghi nhận, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng 1,06%; cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 1,59%; cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu tăng 2,82%; cho vay ngành công nghiệp hỗ trợ tăng 2,16% so với cùng kỳ năm trước.

Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các TCTD trên địa bàn, tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp tín dụng nhằm hỗ trợ người dân và DN; thực hiện tích cực giải pháp giảm lãi suất cho vay theo chủ trương của hội sở chính. Phối hợp NHNN tỉnh trong thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan tín dụng ngân hàng, trong thẩm quyền xử lý đối với các đề xuất, kiến nghị của khách hàng vay và các Hiệp hội DN trên địa bàn.

Thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững đi đôi với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng; ưu tiên vốn tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên và hỗ trợ thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát triển sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen.

Bài, ảnh: HOÀNG ANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa

Với vai trò là đô thị động lực của tỉnh, TP. Huế xây dựng Đề án Phát triển mạng lưới trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn đến năm 2030 nhằm hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Blog Credit card Chia sẻ kiến thức thẻ tín dụngLàm sao chuyển tiền mặt vào tài khoản
Return to top