ClockThứ Bảy, 06/01/2024 13:02

Huy động nguồn lực, tập trung khai thác các nguồn thu

TTH - Năm 2023, do tác động của các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất của Nhà nước hỗ trợ để duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD), đặc biệt là sự trầm lắng của thị trường bất động sản đã ảnh hưởng lớn kết quả thu ngân sách (TNS) trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, nhờ triển khai nhiều giải pháp nên tổng TNS năm 2023 vẫn đạt và vượt so với dự toán.

Khai thác thế mạnh công nghiệpQuản lý thuế đối với hộ kinh doanhTập trung khai thác các nguồn thu

 Năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Năm 2023, tổng TNS trên địa bàn thành phố đạt hơn 990 tỷ đồng, bằng 100,29% so với dự toán HĐND thành phố giao. Trong đó, một số khoản thu đạt cao, như: thu ngoài quốc doanh đạt 315 tỷ đồng, bằng 109% so với dự toán; thu tiền sử dụng đất đạt 102% dự toán; thu phí, lệ phí 33 tỷ đồng, đạt 122% so với dự toán; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 25 tỷ đồng, đạt 208%... Bên cạnh đó, vẫn còn một số khoản thu đạt tỷ lệ còn thấp, như: thuế thu nhập cá nhân 105 tỷ đồng, đạt 91,3% so với dự toán, tiền thuê đất đạt 10 tỷ đồng bằng, 100% so với dự toán; thu lệ phí trước bạ 170 tỷ đồng, đạt 75%...

Để đạt được các kết quả trên, ngay từ đầu năm, thành phố đã tổ chức hội nghị triển khai công tác TNS, qua đó chỉ đạo các ban, ngành đẩy mạnh công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, chống chuyển giá, thu hồi nợ đọng thuế. Đồng thời, tích cực triển khai các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách Nhà nước.

Trong năm, thành phố đã chỉ đạo triển khai kịp thời các chính sách của Chính phủ về hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, như: gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (DN), thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2023 theo Nghị định 12 của Chính phủ; giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ngoài ra, triển khai rà soát, đề xuất, bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư vốn ngoài ngân sách giai đoạn 2021- 2025, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh để hoàn chỉnh hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư.

Năm 2024, với mục tiêu TNS Nhà nước tăng 12 - 13% so với năm trước, TP. Huế đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác quản lý thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, khai thác kiểm soát thu kịp thời các khoản thu vãng lai, kinh doanh qua mạng... Đồng thời, khai thác triệt để các nguồn thu không thường xuyên, như: cơ sở kinh doanh lưu động, vận tải, dịch vụ... để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Nhiệm vụ quan trọng nữa đó là tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Trong đó, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa, DN thành lập mới, hỗ trợ chuyển đổi số, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ; chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, sản phẩm OCOP. Đồng thời, nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, trách nhiệm các cấp, các ngành và địa phương trong việc hỗ trợ, đồng hành cùng DN; thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với DN để nắm bắt, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư và SXKD.

Lãnh đạo TP. Huế nhấn mạnh, thời gian tới thành phố tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn thuế, nợ thuế; triển khai hiệu quả Đề án “Chống thất thu trong giao dịch chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”, đồng thời xây dựng, ban hành kế hoạch thu tiền sử dụng đất năm 2024 để tập trung thực hiện có hiệu quả công tác TNS. Ngoài ra, tập trung kiểm tra, rà soát, thống kê, quản lý các doanh nghiệp, cá nhân ngừng, tạm ngừng kinh doanh, phát sinh kinh doanh; quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh lưu trú, cho thuê tài sản trên địa bàn.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
“Triệu bước chân nhân ái – Tiếp nối trang sử vàng”

Ngày 7/12, Hội Chữ thập đỏ (HCTĐ) tỉnh tổ chức phát động chương trình “Triệu bước chân nhân ái – Tiếp nối trang sử vàng” gây quỹ nhân đạo. Chiến dịch được được Trung ương HCTĐ Việt Nam phát động, diễn ra từ ngày 23/11/2024 đến 28/4/2025.

“Triệu bước chân nhân ái – Tiếp nối trang sử vàng”
Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa

Với vai trò là đô thị động lực của tỉnh, TP. Huế xây dựng Đề án Phát triển mạng lưới trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn đến năm 2030 nhằm hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản
Return to top