ClockThứ Hai, 14/02/2022 06:50

5.000 tỷ

TTH - Đó là số lượng túi ni - lông mà con người thải ra trong vòng một năm. Thông tin từ Chương trình Phát triển liên hiệp quốc (UNDP) cũng cho hay, nếu đặt cạnh nhau, số túi ni lông mà chúng ta tiêu thụ trong 1 giờ có thể quấn 7 vòng quanh trái đất. Nếu tính chi li và cụ thể hơn, mỗi giây phút, có 160.000 túi ni lông được tiêu thụ.

Phải xây dựng quy định cụ thể về giảm rác thải nhựa"Nói không với rác thải nhựa- Nói có với tiêu dùng xanh"

Tuy nhiên đây cũng chưa phải là con số cuối cùng khi số liệu thống kê cũng cho thấy, mỗi năm con người phát thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa, tương đương với trọng lượng của con người trên trái đất. 1 triệu chai nước bằng nhựa là lượng mà cả toàn cầu đã tiêu thụ trong mỗi phút đồng hồ là một con số khác từ UNDP.

Tôi đã cảm thấy sự khủng khiếp khi dừng lại ở những con số trên. Cứ có cảm giác như với tiến độ này, chúng ta đang tự vùi lấp chính mình và sự hủy diệt sẽ đến vào một lúc nào đó, khi con người không dừng lại, hoặc chí ít là có trách nhiệm hơn với chính mình và cuộc sống.

Thấm vào đất. Thấm vào nước. Các khí độc hại như metan, etylen đã trở thành vũ khí sát thương đến môi trường và sự sống khi chúng là nguyên nhân chủ yếu trong việc làm tăng nhiệt độ toàn cầu, gây ra hiện tượng ấm lên của trái đất và mực nước biển dâng cao... Chắc chắn điều này ai cũng biết, nhưng hành vi của chúng ta khi sử dụng chất liệu ni lông như thế nào, trong mỗi giây, mỗi phút không phải ai cũng biết, cũng nhớ và để tâm theo cách “nằm lòng”.

Là chúng tôi đang đề cập những số liệu và tác hại của rác thải nhựa trên phạm vi toàn cầu. Rất nhiều cảnh báo, rất nhiều chiến dịch với quy mô lớn, rộng khắp đã được tổ chức trên phạm vi toàn thế giới, với mong muốn bằng nhiều cách thức khác nhau, kể cả có chế tài để hạn chế những tác động tiêu cực đến từ nó. Nhưng có vẻ như, và không phải ở đâu những điều này cũng được nhận thức một cách đầy đủ; được thực hiện một cách nhất quán vì một mục tiêu chung. Có thể thấy điều này khi chúng ta đối sánh những con số của năm này so với năm trước, tháng này so với tháng trước, thậm chí là trong những thời khắc vừa trôi qua…

Trong góc đứng hẹp của mình, tôi cũng đã không ít lần tự hào với bạn bè tứ xứ về một Huế xanh, Huế sạch. Đó là quãng thời gian người Huế mình đã làm khá tốt phong trào nói không với rác thải ni lông, cộng với sự giữ gìn sạch sẽ môi trường phong quang. Nhưng cũng có vẻ như trong mỗi người, những điều này đã vơi vớt đi, nhiều lắm. Ngay cả bản thân tôi nữa, dù vẫn xách giỏ đi chợ, nhiều lần đề nghị không cần túi ni lông nhưng người bán vẫn dùng chúng đựng các món hàng mà tôi mua - như một thói quen đã được mặc định. Có lẽ vì tôi đã mang theo ý nghĩ mình chỉ là hạt cát giữa đại dương. Có lẽ ở tôi đã không đủ sự kiên quyết.

Đồng nghiệp của tôi đã xót thương khi thấy những chú cá đang ngoi ngóp thở trong lòng hồ bán nguyệt, đầy váng và trôi nổi những vỏ chai nhựa khi viếng thăm một ngôi chùa ngày sau tết. Hôm ấy người ta vẫn đi vãn chùa đông lắm, với không ít những chai nước suối trong chai pet. Chùa an lành. Nước suối chắc chắn là tinh khiết. Chỉ hành vi của chúng ta không được như vậy mà thôi.

Tôi cũng đã vẩn vơ nghĩ hoài về con số 5.000 tỷ ở trên kia, khi trông thấy những túi ni lông, những xác chai nổi trôi trên mé sông gần cầu Bến Ngự, dù chợ mấy hôm tết đã vắng người mua kẻ bán. Có lẽ chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu lại từ con số 1 - là chính mình - để có thêm nhiều số cộng, số nhân, số lũy tiến để cùng nhau hạn chế tác hại của rác thải nhựa.

MINH HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Giảm rác thải nhựa bằng cách nào?

Giảm rác thải nhựa là chuyện không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà cần một lộ trình và hướng đi đúng. Trong đó, trước tiên, cần xây dựng một thế hệ biết phân loại rác.

Giảm rác thải nhựa bằng cách nào
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn
Return to top