ClockChủ Nhật, 21/06/2020 09:31

Apple đang phát triển hai thiết bị đeo AR/VR

Dự án phát triển công nghệ AR (thực tế tăng cường) và VR (thực tế ảo) của Apple âm thầm diễn ra trong nhiều năm.

Chrome 81 sẽ đóng gói tính năng ARGoogle Maps sắp hỗ trợ tính năng thực tế tăng cường (AR)Kính AR tương lai sẽ dùng màn hình microLED

iPad và iPhone đã hỗ trợ AR/VR nhưng Apple vẫn thiếu thiết bị chuyên sâu vào hai công nghệ này

Một số thành tựu nhất định của các dự án này đã tích hợp trên những thế hệ iPhone, iPad gần đây. Nhưng mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu vẫn nhằm mang tới các sản phẩm tập trung hoàn toàn vào hai công nghệ mới. Tuy nhiên, Bloomberg dẫn nguồn tin cho hay nội bộ Apple đã có những lục đục nhất định khiến hãng phải thay đổi chiến lược.

Công ty có trụ sở tại Cupertino (Mỹ) hiện có 2 thiết bị đeo trên đầu trong giai đoạn phát triển chưa được công khai. Một trong số đó là sản phẩm có tên mã N301 với khả năng hỗ trợ cả AR lẫn VR. Theo Phone Arena, Apple đã phát triển sản phẩm này trong nhiều năm qua với đội ngũ hơn 1.000 kỹ sư, chuyên gia mảng AR, VR.

Cuối năm 2018, công ty đã chuyển hướng phát triển sản phẩm do có sự bất đồng giữa cựu Giám đốc thiết kế (CDO) Jony Ive và đội Phát triển công nghệ (TDG) do Mike Rockwell dẫn đầu.

Ban đầu, N301 được định hình là sản xuất mãnh mẽ với khả năng đồ họa và tốc độ xử lý cao hơn bất kỳ mẫu máy đeo trên đầu nào từng xuất hiện trước đó. Tuy nhiên đòi hỏi về nền tảng công nghệ cùng lượng nhiệt máy sinh ra khi hoạt động khiến việc triển khai N301 trở nên bất khả thi. Một trung tâm kết nối (hub) như máy Mac thu nhỏ dự định ra đời để kết nối với thiết bị thông qua tín hiệu không dây nhằm kích hoạt mọi tính năng.

Ngoài ra thiết bị còn thêm chế độ hoạt động độc lập để giảm đồ họa và tiến trình xử lý đầu ra khi không kết nối với hub. Jony Ive không thích ý tưởng này và nguồn tin của Bloomberg khẳng định cựu CDO đã khuyến khích mọi người nghiên cứu lại về hệ thống.

Mike Rockwell lại cho rằng siêu hiệu năng là điều cần thiết trên thiết bị của Apple. Cuối cùng hãng đứng về phía Ive và thiết bị vẫn đang trong quá trình phát triển giống với mẫu Oculus Quest nhưng bé hơn và thân máy chủ yếu bằng chất liệu vải, kém cao cấp hơn ý tưởng cũ.

Dù thay đổi, phiên bản mẫu vẫn sở hữu màn hình siêu phân giải khiến người dùng “khó để phân biệt giữa thế giới thật và ảo”. Một hệ thống loa mạnh mẽ cũng có mặt trên model nhằm tăng cường trải nghiệm chơi game. Thời gian công bố sản phẩm có thể trong năm 2021, trong khi dự định mở bán từ năm 2022. Giá vẫn chưa được tiết lộ.

Sản phẩm thứ hai mang mã N421 là model được Jony Ive yêu thích, có trọng lượng tương đương một cặp kính mắt thông thường. Đây là thiết bị mang công nghệ AR then chốt với mục tiêu làm mờ ranh giới giữa thực tại và thực tế tăng cường.

Một số nguồn tin từng tiết lộ về mẫu kính này, với giá bán lẻ khoảng 499 USD và có thể hỗ trợ mắt kính dành cho người gặp vấn đề về thị giác. Máy có thể ra mắt trong vài tháng tới và dường như thiết kế đã được thông qua.

Thời gian ra mắt cụ thể của sản phẩm vẫn còn nhiều tranh cãi. Có nguồn tin cho rằng Apple sẽ giới thiệu mẫu kính AR này vào quý 4/2020 hoặc quý 1/2021, trong khi Bloomberg khẳng định sớm nhất phải tới 2023 vì thiết kế của sản phẩm khá phức tạp.

Theo thanhnien.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top