ClockThứ Sáu, 22/05/2020 16:22
Ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5

Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào thiên nhiên

TTH - Với đường bờ biển dài hơn 127 km và là vùng địa hình nằm trong vùng sinh thái Trung Trường Sơn, Thừa Thiên Huế có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú.

Xây dựng đề án thành lập Khu Bảo tồn đa dạng sinh học sông Ô LâuHỗ trợ sinh kế để thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh họcTăng tính đa dạng sinh học từ cây dược liệu

Trồng, phục hồi rừng cây bản địa là giải pháp lấy cái sẵn có từ thiên nhiên để hạn chế suy thoái ĐDSH

Không chỉ đa dạng sinh học (ĐDSH) cao về các loài động thực vật bậc cao, Thừa Thiên Huế còn có các kiểu hệ sinh thái, gồm: tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái thủy vực. Trong đó, thể hiện đặc trưng nhất tại 4 khu rừng đặc dụng: Vườn quốc gia Bạch Mã, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Khu bảo tồn Sao La và vùng rừng đặc dụng phía Tây Nam Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên, do nằm trong vùng chịu tác động mạnh của thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu (BĐKH), nên ĐDSH của tỉnh trong những năm gần đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cơ cấu sản xuất, phát triển công, nông nghiệp vẫn sử dụng nhiều tài nguyên và nhận thức về bảo tồn ĐDSH chưa cao, nên đã gây áp lực đối với công tác bảo tồn ĐDSH.

Không riêng ở cấp địa phương, cấp vùng mà ĐDSH trên toàn cầu đang bị suy thoái với tốc độ nhanh, đe dọa đến tiến trình phát triển bền vững của nhân loại. Chính vì thế, nhằm thúc đẩy toàn cầu bảo tồn ĐDSH, sống hài hoà với thiên nhiên, phát triển bền vững, Liên hợp quốc chọn ngày 22/5 hàng năm là Ngày quốc tế Đa dạng sinh học với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về ĐDSH.

Chủ đề Ngày quốc tế ĐDSH năm 2020 là "Giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên" một lần nữa nhấn mạnh các giải pháp dựa vào tự nhiên có thể góp phần giải quyết các thách thức xã hội. Các giải pháp dựa vào thiên nhiên và bảo tồn ĐDSH là chìa khóa để giảm nhẹ BĐKH, tăng khả năng phục hồi và thích ứng ở một số khu vực quan trọng, bao gồm bảo tồn và phục hồi rừng và các hệ sinh thái trên cạn; bảo tồn và phục hồi tài nguyên nước ngọt cũng như hệ sinh thái biển và đại dương, hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bền vững.

Theo các nhà chuyên môn, trong khi phương pháp truyền thống trong phát triển cơ sở hạ tầng là "xám"- liên quan đến các cấu trúc xây dựng và nhân tạo sẽ gặp phải một số rủi ro về BĐKH, phá vỡ hệ sinh thái, thì các giải pháp dựa vào tự nhiên bao gồm cơ sở hạ tầng tự nhiên, xanh và tích hợp sẽ giải phóng những rủi ro này.

Thời gian qua, thay vì xây dựng các công trình hạn chế thiên tai, gió bão, ngăn cát bay cát lấp, ngăn sạt lở, Thừa Thiên Huế đã thực hiện trồng, phục hồi hàng trăm ha rừng ngập mặn và cây bản địa dọc các vùng ven đầm phá, ven biển và vùng cát nội đồng. Đây là cách dựa vào tính sẵn có của thiên nhiên để tăng cường khả năng chống chịu thiên tai và nước biển dâng, làm giảm nguy cơ sạt lở và tạo ra các vành đai xanh để giúp bổ sung nước ngầm ở những khu vực phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước.

Ngoài ra, tỉnh đã thiết lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai và một số khu bảo tồn trong khu vực để phát huy hơn nữa tính ĐDSH của vùng. Cũng trong khuôn khổ thực hiện dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng giai đoạn 2 tỉnh Thừa Thiên Huế (Dự án BCC tỉnh Thừa Thiên Huế), Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị, cộng đồng địa phương liên quan tiếp tục triển khai các hoạt động về công tác bảo tồn các hệ sinh thái, diệt trừ các loài ngoại lai, phát triển sinh kế bền vững dựa vào thiên nhiên.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người bảo tồn nhà gươl truyền thống

Ghé bản A Xăng, xã Thượng Long, huyện Nam Đông vào những ngày cuối tháng 5, dưới cái nắng trưa oi ả, già Ra Pat A Ray đã đứng đợi sẵn từ đầu ngõ đón chúng tôi. Giữa căn nhà gươl truyền thống, một mâm cơm dân dã đã được chuẩn bị sẵn…

Người bảo tồn nhà gươl truyền thống
Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung: Cần không gian đúng nghĩa

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (gọi tắt Bảo tàng) được thành lập từ năm 2009 và chính thức mở cửa không gian trưng bày mẫu vật từ năm 2020. Tuy còn "sơ khởi", nhưng các khu trưng bày của Bảo tàng đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới trẻ đam mê đến tìm hiểu, trải nghiệm về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung Cần không gian đúng nghĩa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top