ClockThứ Năm, 30/09/2021 06:45

Chuyển đổi số: Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ

TTH - Chuyển đổi số (CĐS) được đánh giá là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp (DN) tìm kiếm cơ hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), vượt qua khủng hoảng của đại dịch COVID-19. Hiện nay, việc hỗ trợ DN CĐS được xem là nhiệm vụ cấp thiết.

HueWACO triển khai hợp đồng ký điện tử với khách hàng4 doanh nghiệp đầu tiên tiếp cận với chính sách hỗ trợ chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp quan tâm đến ứng dụng công nghệ số

Chuyển đổi số chưa đến 50% doanh nghiệp

Những năm gần đây, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ, CĐS trở thành xu hướng tất yếu, là yếu tố sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của DN; nhất là trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19 đang lan rộng, CĐS càng được các tổ chức, DN đẩy mạnh ứng dụng nhằm ứng phó các khó khăn do dịch bệnh gây ra; đồng thời tăng hiệu quả hoạt động cũng như tiết kiệm chi phí.

Theo đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh, hoạt động CĐS đang diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của các DN, cơ sở SXKD, nhằm đáp ứng hành vi tiêu dùng đang thay đổi của khách hàng. Trên thực tế, một số cơ sở SXKD đã ứng dụng các phần mềm, giải pháp vào hoạt động quản lý bán hàng, bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp thị, quản lý quan hệ khách hàng, quản trị kênh phân phối.

Tuy vậy, trong số trên 5.400 DN đang hoạt động, với hơn 4.600 DN nhỏ và vừa (thống kê của HHDN tỉnh, tính đến 31/12/2020), thì tỷ lệ các DN triển khai CĐS chưa đến 50% số DN được khảo sát, nhiều DN chưa nắm rõ về CĐS. Nhiều DN chưa quan tâm đến cơ sở dữ liệu khách hàng. Về thanh toán, DN vẫn sử dụng song song hai hệ thống chuyển khoản và tiền mặt. Các xu hướng thanh toán bằng e-banking và mobile-banking có xu hướng tăng. Tuy nhiên, khi làm việc với cơ quan quản lý Nhà nước, hình thức văn bản giấy và trực tiếp vẫn chiếm đa số. Các DN tại Thừa Thiên Huế đang đối mặt với những rào cản như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin (CNTT)  để cho phép CĐS (16,7%), thiếu tư duy CĐS (15,7%)…

Chủ tịch HHDN tỉnh, ông Dương Tuấn Anh cho rằng, khoảng 1/3 DN đã chuẩn bị tốt cho CĐS, tuy nhiên, số DN còn lại vẫn đang “chèo lái” một cách bấp bênh, chậm chạp, còn rất mơ hồ về khái niệm CĐS. Đó là DN chưa có tư duy và nhận thức đầy đủ về CĐS, thiếu cam kết và kiên trì từ lãnh đạo, thiếu thông tin về công nghệ số, hạn chế về nguồn lực và tài chính.

Giám đốc Công ty CP Sóng Việt chi nhánh Huế, bà Châu Thị Nhớ cho hay, chuyên kinh doanh các mặt hàng quà tặng, lưu niệm, đặc sản tại Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, nhưng do ảnh hưởng của đại dịch, việc kinh doanh tại đây gặp không ít khó khăn.

“Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, những năm trở lại đây, bên cạnh kênh bán hàng truyền thống tại cửa hàng, công ty cũng áp dụng bán hàng theo hình thức trực tuyến, giao hàng tận tay cho khách hàng có nhu cầu và đã đem lại kết quả nhất định. Thế nhưng, chuẩn bị tốt để CĐS toàn diện thì chưa”, bà Nhớ nói.

Một giám đốc một công ty về nuôi tôm cho hay: CĐS trong bán hàng và marketing là hai lĩnh vực DN rất quan tâm để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Nhất là trong bối cảnh DN gặp nhiều thách thức do dịch bệnh, việc tìm đầu ra cho sản phẩm là mối lo mà nhiều DN đang gặp phải.

“Chúng tôi băn khoăn khi bắt đầu từ đâu để CĐS cho DN, trong khi vẫn đang tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin trong SXKD. Vì vậy, DN mong được hướng dẫn, tư vấn về kỹ thuật, chỉ ra cho DN thấy được lộ trình cái gì làm trước, làm sau, chuẩn bị hạ tầng hay nguồn ngân sách cho hoạt động”, vị giám đốc này bày tỏ.

Hỗ trợ 100 doanh nghiệp chuyển đổi số

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhu cầu CĐS đối với các DN, cơ sở SXKD càng trở nên cấp thiết, giúp họ đổi mới mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh theo phương thức truyền thống sang các nền tảng số.

Nhằm hỗ trợ CĐS, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Chương trình hỗ trợ CĐS cho DN, HTX và hộ kinh doanh giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của chương trình giúp nâng cao nhận thức về CĐS cho hơn 800 ngàn DN cả nước, trong đó có DN Thừa Thiên Huế; hỗ trợ kỹ thuật cho 100 ngàn DN và hỗ trợ thí điểm 100 DN điển hình về CĐS…

Tại Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 262 thực hiện Chương trình “100 doanh nghiệp chuyển đổi số trong 100 ngày”. Chương trình nhằm hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, các HTX trên địa bàn tỉnh tiếp cận và triển khai hiệu quả ứng dụng các công cụ hỗ trợ CĐS trong qúa trình SXKD.

Theo đó, chương trình sẽ lựa chọn các DN nhỏ và vừa, các HTX đã đăng ký đảm bảo đa dạng theo 5 lĩnh vực: du lịch, nông nghiệp, sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống và sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghệ thông tin.

Đối với Chính sách hỗ trợ DN, HTX CĐS, tỉnh sẽ hỗ trợ CĐS trong quản trị nội bộ, CĐS sản phẩm và dịch vụ, trong xúc tiến thương mại, bán sản phẩm... Song song đó, kế hoạch còn triển khai tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức về CĐS trong các DN, HTX; đánh giá năng lực CĐS cho các nhóm DN, HTX; phối hợp với các đối tác đề xuất các giải pháp và hoạt động hỗ trợ DN, HTX thực hiện CĐS.

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Xuân Sơn, CĐS của DN quan trọng nhất là cần tập trung vào việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và sản xuất của mình để nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng sản phẩm; ứng dụng công nghệ số để cung cấp các dịch vụ, sản phẩm trên nền tảng số và tận dụng thị trường số để thu hút khách hàng và tăng sản lượng.

Triển khai chương trình CĐS, tỉnh đã lên kế hoạch chọn 100 DN làm mô hình điểm để từ đó làm cơ sở đánh giá và nhân rộng, thu hút các hội, hiệp hội vào cuộc; đây là lực lượng quy tụ các DN. Cụ thể hóa các chương trình, nội dung, các nền tảng số để giúp DN tiếp cận và chủ động CĐS cũng như hiểu rõ hơn các chính sách trong việc hỗ trợ CĐS DN. Đồng thời, thu hút người dân tham gia vào các hoạt động trong đó sử dụng các dịch vụ, sản phẩm trên nền tảng số được các DN trên địa bàn cung cấp.

Với các DN nhỏ, siêu nhỏ, theo ông Sơn, đây là thành phần cực kỳ quan trọng trong tiến trình CĐS, với các DN có quy mô khác nhau, tỉnh đã có xây dựng chương trình, nền tảng để hỗ trợ phù hợp và quan điểm tỉnh sẽ cùng đồng hành với DN trong CĐS. “Những gì DN trong điều kiện hiện chưa làm được thì tỉnh sẽ có cơ chế hỗ trợ DN tham gia. Khi đủ điều kiện, những DN này chia sẻ lại các hỗ trợ đó để tạo nguồn lực hỗ trợ cho các DN khác”, ông Sơn nói.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

TIN MỚI

Return to top