ClockThứ Bảy, 24/06/2023 13:04

Đánh giá thành phần và hàm lượng vi nhựa trong một số loại thủy sản ở Thừa Thiên Huế

TTH.VN - Ngày 24/6, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KHCN cấp tỉnh "Đánh giá thành phần và hàm lượng vi nhựa trong một số loại thủy sản ở Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Khoa học, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Sân chơi cho những nhà sáng tạo khoa học trẻTạo thương hiệu đẳng cấp cho các tuyến phố đi bộ Thành phố HuếThả gần 100.000 con cá, tôm giống vào phá Tam Giang-Cầu HaiPhú Vang phát động, ra quân vệ sinh môi trường hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường"

leftcenterrightdel
Tuyên truyền giảm phát thải nhựa ra môi trường, sông, đầm, biển là giải pháp được nhóm đề tài đề xuất  

Đề tài được giao thực hiện nhằm đánh giá  hiện trạng ô nhiễm vi nhựa trong một số loại thủy sản đánh bắt và tiêu thụ ở Thừa Thiên Huế; xây dựng các quy trình phân tích và xác định các loại vi nhựa trong các loại động vật thủy sinh khác nhau như động vật thân mềm hai mảnh vỏ, động vật giáp xác và các loại cá. Nội dụng nghiên cứu của đề tài cũng xác định được tình trạng nhiễm bẩn vi nhựa trong một số loại thủy sản ở Thừa Thiên Huế và ước tính được nguy cơ đối với người tiêu thụ, đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp can thiệp.

Qua nghiên cứu, phân tích, nhóm thực hiện đề tài chỉ ra rằng, khi so sánh hàm lượng vi nhựa trên từng cá thể thì hàm lượng vi nhựa trong các loài cá ở Thừa Thiên Huế có giá trị ở mức trung bình thấp so với các nghiên cứu trên thế giới. So sánh hàm lượng vi nhựa trong tôm, cá và hai mảnh vỏ được thu thập ở Thừa Thiên Huế với số liệu được báo cáo trên khắp thế giới cho thấy lượng vi nhựa được tìm thấy trong các mẫu tôm ở Thừa Thiên Huế xấp xỉ hoặc thấp hơn các mẫu tương tự được báo cáo ở Singapore, Mexico, Úc và Bangladesh.

Tuy nhiên, lượng vi nhựa tìm thấy trong các loài thủy hải sản ở nghiên cứu này lại cao hơn các nghiên cứu tương tự ở Iran, Ấn Độ, Trung Quốc. Đơn vị chủ trì cũng đề xuất một số khuyến nghị và đưa ra nhóm giải pháp can thiệp về quản lý vi nhựa trong thủy sản, về cơ chế, chính sách, về kỹ thuật, quản lý, truyền thông giáo dục... 

Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao công trình nghiên cứu của nhóm thực hiện. Việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm vi nhựa giúp có cái nhìn tổng quát trong tỉnh cũng như nhận định tình hình ô nhiễm có bất thường hay đáng lo ngại trong mặt bằng chung của thế giới. Đồng thời, việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm vi nhựa sẽ giúp chúng ta có những chiến lược hợp lý trong việc nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giảm phát thải chất thải nhựa.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
4.8
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xu hướng mới trong đào tạo và thực hành điều dưỡng

Ngày 28/6, tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế diễn ra Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ XI. Tham dự, có Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh; Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam Phạm Đức Mục; GS. TS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc BVTW Huế, cùng hơn 1.200 đại biểu là chuyên gia Điều dưỡng (ĐD) quốc tế, lãnh đạo, báo cáo viên đến từ các bệnh viện trong cả nước.

Xu hướng mới trong đào tạo và thực hành điều dưỡng
Phát triển một số cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng

Sáng 28/6, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh "Xây dựng mô hình phát triển một số cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng dân cư xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế" do Hội Thiên nhiên vì cuộc sống xã Phong Mỹ chủ trì thực hiện.

Phát triển một số cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng
Chế phẩm sinh học từ thực vật bản địa

Chiều 20/6, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh "Nghiên cứu điều chế một số chế phẩm sinh học từ các loài thực vật bản địa có khả năng kháng sâu bệnh thay thế hóa chất bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Khoa học, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Chế phẩm sinh học từ thực vật bản địa
Singapore đầu tư gần 750.000 USD nghiên cứu tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần

Tại Hội nghị thượng đỉnh Các thành phố thế giới đang diễn ra ở Singapore, Chính phủ Singapore cho biết sẽ đầu tư 1 triệu SGD (khoảng 743.000 USD) vào một dự án kéo dài 3 năm để tìm hiểu về những tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần của con người, từ đó giúp định hình cách thức quy hoạch thành phố và làm cho thành phố trở nên lành mạnh và đáng sống hơn.

Singapore đầu tư gần 750 000 USD nghiên cứu tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần

TIN MỚI

Return to top