ClockThứ Bảy, 06/02/2021 15:07

“Giấc mơ” công nghệ số

TTH - Xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh… là những điểm sáng, tạo tiền đề để Thừa Thiên Huế hiện thực hoá “giấc mơ” Huế - sáng tạo công nghệ số.

Dịch vụ đô thị thông minh giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin, dịch vụ thiết thực cho cuộc sống

Thành tựu nổi bật

Trong câu chuyện về phát triển công nghệ thông tin (CNTT), Giám đốc Trung tâm CNTT tỉnh– HueCIT Hoàng Bảo Hùng cho rằng, Thừa Thiên Huế là 1 trong 10 địa phương có sự quan tâm rất lớn. Từ năm 2000 đến nay, Thừa Thiên Huế xác định, phát triển CNTT là ngành kinh tế quan trọng và đã đạt được thành quả đặc biệt.

Thừa Thiên Huế đang trong top các địa phương dẫn đần cả nước về các chỉ số ứng dụng CNTT cũng như đạt được một số thành tựu nổi bật đối với các ứng dụng về công nghệ. “Dự án Thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á” tại Telecom Asia Awards 2019 với dự án Trung tâm Điều hành thông minh tại Thừa Thiên Huế; Danh hiệu Sao Khuê 2020 đối với Giải pháp phản ánh hiện trường (ứng dụng Hue-S); danh hiệu “Cơ quan, nhà nước Chuyển đổi số xuất sắc” dành cho Trung tâm CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế (HueCIT) với sản phẩm “Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành”; mới nhất là kết quả xếp hạng Chính phủ điện tử năm 2020, Thừa Thiên Huế đứng thứ 1/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…

Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến 2045 xác định, CNTT và truyền thông là đột phá, phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh theo cơ chế thị trường; hình thành Khu CNTT tập trung, khu công nghệ cao và các tổ chức nghiên cứu đủ sức giải quyết các nhiệm vụ KHCN của vùng và quốc gia, trở thành trung tâm lớn của cả nước về KHCN. Đây là định hướng rất rõ ràng, song muốn hình thành một nền CNTT đủ mạnh, ngoài cơ sở vật chất, con người là yếu tố then chốt.

Môi trường làm việc chuyên nghiệp tại HueCIT

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Xuân Sơn, với quan điểm trên, phát triển theo hướng công nghệ xanh và bền vững cùng với công nghiệp CNTT và truyền thông, công nghệ sáng tạo, mô hình kinh tế số là chiến lược ưu tiên của Thừa Thiên Huế trong 5-10 năm tới. Trong đó, tập trung vào công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số và dịch vụ CNTT.

“Con người Huế tạo ra trí tuệ của Huế, điều đó sẽ dễ dàng nhận thấy trong lĩnh vực CNTT”, ông Sơn nói. Vì thế, để xây dựng “giấc mơ sáng tạo số” chúng ta làm thế nào khai thác thế mạnh con người Huế trong môi trường CNTT, tạo ra các sản phẩm công nghệ có thương hiệu, uy tín, đồng thời có khả năng tiếp cận được nền tảng công nghệ quốc tế để vươn ra thế giới. Qua đó thúc đẩy phát triển CNTT thành lĩnh vực quan trọng, đóng góp lớn cho phát triển KT-XH địa phương.

Giấc mơ sáng tạo số

Hiện tỉnh đã có những chính sách ưu đãi phù hợp để đẩy mạnh phát triển lĩnh vực CNTT, xây dựng thành phố công nghệ, dịch chuyển sang hệ thống dịch vụ CNTT, thu hút được nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm đầu tư.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, tỉnh sẽ có giải pháp đồng bộ để thu hút nhân lực, với chiến lược phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch cơ cấu, lấy công nghiệp CNTT làm động lực đổi mới, từ đó xây dựng khát vọng của người dân Huế về một Giấc mơ Huế - Giấc mơ sáng tạo số.

Thừa Thiên Huế có dự án Khu CNTT tập trung tại Khu đô thị mới An Vân Dương với diện tích 1,1ha giao HueCIT làm chủ đầu tư đang xây dựng công viên phần mềm để đáp ứng khoảng 3.000 người làm việc về CNTT. Dự án thành phố truyền thông thông minh – Hue smart media city ở khu B An Vân Dương (diện tích hơn 39ha), do nhà đầu tư Hàn Quốc đăng ký đầu tư với nguồn nhân lực dự kiến khoảng 8.000 người. Ngoài ra, đang quy hoạch khu công nghệ cao quy mô 700ha tại Chân Mây- Lăng Cô.

“Tỉnh đang giao Trung tâm và Sở TT&TT phối hợp hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình định hình xây dựng các lĩnh vực. Dự án sẽ tập trung 3 lĩnh vực chính: Công nghiệp CNTT; Công nghiệp văn hoá giải trí và giáo dục - bệnh viện thông minh. Nếu dự án thành công sẽ chuyển hướng thu ngân sách của tỉnh sang hướng bền vững hơn. Đúng nghĩa phát triển từ khoa học công nghệ với nhân lực là con người của Huế”, Giám đốc Trung tâm CNTT tỉnh- HueCIT Hoàng Bảo Hùng thông tin.

Cùng với đó, xây dựng CLB doanh nghiệp số, chuyển đổi HueCIT thành 1 đơn vị số hoá hoàn toàn để cung cấp các sản phẩm số cho doanh nghiệp, người dân.

Doanh nghiệp công nghệ thông tin góp phần thực hiện “giấc mơ” sáng tạo số

“Đặc biệt, Thừa Thiên Huế sẽ là địa phương thứ 4 trong cả nước công bố cổng dữ liệu mở của tỉnh cho doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu lấy thông tin phục vụ cho việc phát triển của đơn vị. Hiện HueCIT đã xây dựng xong cổng dữ liệu mở- open data có địa chỉ openthuathienhue.gov.vn, chuẩn bị chạy hoàn thiện thử nghiệm và dự kiến sẽ khai trương trong thời gian tới”, ông Hùng cho hay.

Về phía Sở TT&TT, “bên cạnh vai trò hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, sở sẽ đồng hành với các sở, ngành trong việc kết nối các chương trình của Bộ TT&TT, các tổ chức quốc tế để thông qua đó vừa đào tạo vừa có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số một cách nhanh chóng, thuận tiện và sớm đem lại hiệu quả nhất”, Giám đốc Sở TT&TT nói.

Để giải bài toán nguồn nhân lực CNTT, theo người đứng đầu UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, tỉnh đưa ra bốn giải pháp đột phá, trong đó, chủ động đón đầu xu thế và yêu cầu của thị trường lao động với việc các cơ sở đào tạo phải nhanh chóng thay đổi từ phương pháp cũ sang cách tiếp cận mới; thực hiện tốt sự kết hợp giữa 3 nhà “nhà trường- nhà khoa học- nhà doanh nghiệp” trong đào tạo nhân lực; đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu thị trường nhân lực CNTT trong tương lai gần và xa hơn; rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, xác định công nghiệp CNTT phải là chuyên ngành mũi nhọn cần tập trung chú trọng trong hướng nghiệp, đào tạo nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cấp thiết của nên kinh tế số đang phát triển mang tính toàn cầu.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Điểm nhấn đô thị

Có thể thấy, diện mạo Hương Thủy đang thay đổi từng ngày. Tuy chưa phải là tất cả, nhưng những sự đầu tư để chỉnh trang, tạo mỹ quan đô thị đã giúp Hương Thủy tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt người dân và du khách.

Điểm nhấn đô thị
Robot thông minh của ngành điện

Nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) của ngành điện, mới đây kỹ sư Hoàng Ngọc Hoài Quang cùng 4 cộng sự ở Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) đã nghiên cứu chế tạo ra robot tự hành điều khiển từ xa, phục vụ công tác giám sát vận hành trạm biến áp 110kV không người trực (KNT). Đây là đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2024 và đoạt giải Ba.

Robot thông minh của ngành điện
Tăng cường giám sát, quản lý trật tự đô thị

Chiều 5/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị liên quan về giải pháp giám sát, quản lý trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường giám sát, quản lý trật tự đô thị

TIN MỚI

Return to top