ClockThứ Sáu, 21/04/2017 12:56

Hệ lụy từ vận hành, quản lý các bãi rác thiếu chuyên nghiệp

TTH - Lo ngại của ngành chức năng là những bãi chôn lấp rác tập trung của các huyện không được quản lý, vận hành theo đúng tiêu chuẩn quy định.

Mới đưa vào sử dụng, nhưng bãi rác Quảng Điền đã có dấu hiệu "lộn xộn"

Chi cục Bảo vệ môi trường (BVMT) tỉnh đã chỉ rõ, cảnh báo về các bãi rác ở Phong Điền, Hương Trà, A Lưới đang trong tình trạng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, trong đó bãi chôn lấp rác Quảng Điền với kinh phí xây dựng khoảng 19 tỷ đồng vừa đưa vào hoạt động đang trong tình trạng “lộn xộn”, xử lý chưa khoa học.

Theo quan điểm của ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng Chi cục BVMT tỉnh, để vận hành các bãi rác hiệu quả cần có cơ quan chuyên môn quản lý. Hiện nay, đội ngũ quản lý các bãi rác tuyến huyện hầu hết đều kiêm nhiệm, hoặc nếu có một tổ, đội được huyện thành lập cũng chỉ “tay ngang”. Hầu như các bãi rác tập trung ở tuyến huyện đang trong tình trạng “ngổn ngang” do kỹ thuật xử lý không đảm bảo. Việc thiết kế và xử lý của đa số các bãi chôn lấp tuyến huyện chưa thích hợp, chỉ là những nơi đổ rác không được chèn lót kỹ, không được che đậy, do vậy đang tạo ra nguồn ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí…, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Cần có phương án nghiên cứu, tính toán để giao cho một đơn vị có kinh nghiệm trong thực hiện chức năng vệ sinh môi trường hoặc hình thành tổ chuyên nghiệp để vận hành, quản lý có bài bản.

Thời gian qua, do không có bộ máy quản lý, rác được thu gom, vận chuyển về không được phân loại, sắp xếp, dầm nén, phân khu chôn lấp đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhiều bãi rác theo quy hoạch, tuổi thọ có thể lên đến 10, 15 năm, nhưng chỉ sau một vài năm sử dụng, hầu như các bãi rác đều trong tình trạng quá tải. Chính khâu vận hành không tốt đã làm lãng phí tiền của, gây ô nhiễm môi trường. Tốn kém hơn nữa là khâu đóng cửa bãi rác.

Theo tính toán của ngành tài nguyên môi trường, để đóng cửa một bãi rác quy mô vài ha cũng mất vài tỷ đồng. Cho dù bãi rác đóng cửa, những hệ lụy về ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm và những biến động khác sau khi các bãi rác chấm dứt hoạt động vẫn còn lâu dài.

Bức xúc của người dân địa phương sinh sống gần bãi rác Lộc Thủy (Phú Lộc) đã vượt đỉnh điểm là bài học đắt giá mà nguyên nhân chính xuất phát từ việc vận hành, quản lý “cẩu thả”. Quy hoạch đúng; thiết kế, hạ tầng được xây dựng đảm bảo là khẳng định của các cơ quan chuyên trách về bãi chôn lấp rác Lộc Thủy. Nhưng điều người dân cũng như chính quyền địa phương nuối tiếc là nếu đơn vị quản lý tuân thủ nghiêm ngặt các khâu vận hành, xử lý theo đúng tiêu chuẩn quy định thì sự thể không đi đến việc tỉnh phải tổ chức nhiều cuộc đối thoại với người dân và bước đầu chi ra 17 tỷ đồng để hỗ trợ di dời các hộ dân trong vùng ảnh hưởng của bãi rác.

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Giảm rác thải nhựa bằng cách nào?

Giảm rác thải nhựa là chuyện không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà cần một lộ trình và hướng đi đúng. Trong đó, trước tiên, cần xây dựng một thế hệ biết phân loại rác.

Giảm rác thải nhựa bằng cách nào
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn
Return to top