ClockThứ Ba, 22/03/2022 14:33

Nghiên cứu khoa học và thực tiễn di thực cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh

TTH.VN - Ngày 22/3, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tư vấn giao trực tiếp thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ di thực cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" cho Viện Thổ nhưỡng nông hóa (Hà Nội) chủ trì thực hiện.

Mua sâm ngọc linh ở đâu tốt nhất?Lên núi“cứu” sâm ngọc linhHoàn thành đề án xây dựng Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế trong năm 2022Xây dựng đội ngũ xứng tầm, đủ điều kiện để nghiên cứu khoa học công nghệ

Đại diện đơn vị chủ trì thực hiện thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học tại hội nghị

Đề tài sẽ nghiên cứu nhằm xác định được thực trạng điều kiện đất đai, lập địa phù hợp với điều kiện sinh thái cây sâm Ngọc Linh di thực và phát triển trên địa bàn. Cụ thể, đề tài sẽ tập trung đánh giá chất lượng đất đai và khả năng thích nghi của cây sâm Ngọc Linh trên các dạng lập địa khác nhau tại Bạch Mã (Phú Lộc), Nam Đông và A Lưới. Qua đó, nhằm mở rộng, phát triển thành các vùng trồng mới trên địa bàn, hình thành các vùng sản xuất sâm hàng hoá, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái.

Thời gian thực hiện đề tài là 36 tháng (từ 2022-2025), trong đó sẽ có xây dựng mô hình trồng sâm Ngọc Linh với 2 loại giống: nuôi cấy mô và nhân từ hạt; trồng mô phỏng theo tự nhiên dưới tán rừng tự nhiên tại Bạch Mã và A Lưới trên diện tích 500 m2/mô hình.

Theo đánh giá của ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN, việc thực hiện đề tài này rất cần thiết và cấp bách, góp phần mang đến cho đồng bào vùng núi của tỉnh một sản phẩm quý và nhằm khẳng định được vai trò, ý nghĩa một sản phẩm quốc gia được mệnh danh là "quốc bảo". Đây cũng là đề tài phù hợp với chiến lược phát triển các vùng dược liệu thành sản phẩm hàng hoá của tỉnh và đề án "Xây dựng chính sách về phát triển cây sâm Ngọc Linh phù hợp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" của Chính phủ.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
Vườn Quốc gia Bạch Mã: Nỗ lực ngăn chặn nạn bẫy thú rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã có diện tích tự nhiên hơn 37.423 héc ta, thuộc địa giới hành chính 15 xã, thị trấn của 3 huyện Phú Lộc, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) và Đông Giang (Quảng Nam). Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm VQG Bạch Mã cùng các đơn vị đã tích cực phối hợp tuần tra, bảo vệ rừng. Nhờ đó đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ săn bắt, bẫy động vật rừng trái phép tại VQG này.

Vườn Quốc gia Bạch Mã Nỗ lực ngăn chặn nạn bẫy thú rừng
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù
Trồng rau vượt lũ

Mô hình trồng rau vượt lũ ở xã Điền Lộc, Phong Điền cho năng suất tương đương với các diện tích vùng thấp, trong khi giá bán lại cao gấp 2 – 3 lần nên được bà con áp dụng rộng rãi.

Trồng rau vượt lũ

TIN MỚI

Return to top