ClockThứ Sáu, 06/07/2018 08:17

Nguy cơ thành bãi thải trước hiện tượng nhập phế liệu ồ ạt

TTH - Thời gian qua, hoạt động nhập khẩu phế liệu có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, đến giữa tháng 6/2018, cả nước nhập hơn 2,28 triệu tấn sắt thép phế liệu, tăng hơn 800.000 tấn (hơn 55%) so với cùng kỳ năm trước. Ngoài việc nhập khẩu sắt thép phế liệu, máy móc, hiện một số phế liệu khác còn được nhập khẩu về Việt Nam trong đó có tàu thuyền cũ, lốp ôtô, phế liệu từ nhựa, ni lon. Hiện có hơn 3.100 container hàng phế liệu nhập về đang được lưu giữ quá thời hạn tại các chi cục hải quan ở TP. Hồ Chí Minh, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Tại khu cảng Hải Phòng là địa bàn xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc, tình trạng ùn tắc phế liệu nhập khẩu cũng ở mức đáng báo động. Theo đại diện Cục Hải quan Thừa Thiên Huế, do có nhiều điều kiện ràng buộc, nên mặt hàng phế liệu không nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn. Ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh cho rằng, trước đây vẫn có tình trạng vận chuyển hàng phế liệu từ các tỉnh, thành khác vào địa bàn tỉnh qua đường bộ để phục vụ cho các cơ sở chuyên tái chế giấy, nhựa phế liệu, tái chế lốp cao su phế thải. Tuy nhiên, số lượng này không đáng kể so với vận chuyển bằng đường thủy vào các cảng biển ngoại tỉnh. Thời gian gần đây, một số cơ sở tái chế đồ phế liệu lốp ô tô cũ ở Khu công nghiệp La Sơn (Phú Lộc), giấy, nhựa ở Cụm Công nghiệp Thủy Phương (Hương Thủy) giảm quy mô sản xuất nên lượng phế liệu nhập từ ngoại tỉnh cũng hạn chế, mà chủ yếu thu mua từ các điểm thu mua phế liệu trên địa bàn. Đây cũng là điều chính quyền địa phương khuyến khích, để vừa giảm thiểu lượng rác xử lý chôn lấp, vừa ngăn chặn các loại phế liệu có nguy cơ gây ô nhiễm cao, mất an toàn nhập vào địa bàn.

Theo giới chuyên môn và các nhà quản lý, trong khi công nghệ xử lý chất thải rắn của nước ta vẫn chưa "đảm đương" nổi thì việc gánh thêm xử lý hóa chất, chất thải từ lượng phế liệu nhập khẩu ồ ạt, nhập lậu đang ứ đọng ở các cảng biển và có nguy cơ đưa về các cơ sở tái chế càng dễ gây ô nhiễm môi trường cao.

Việc nói không với nhập khẩu phế liệu đã được nhiều quốc gia áp dụng. Trong bối cảnh Việt Nam không đủ năng lực công nghệ xử lý chất thải như hiện nay thì việc nói không với nhập khẩu phế liệu, chất thải là cần thiết. Quan điểm của người đứng đầu Bộ Tài nguyên &Môi trường (TN&MT)- Trần Hồng Hà cho rằng cần nói không với nhập khẩu phế liệu, nếu không, nguy cơ biến Việt Nam thành bãi rác công nghiệp, phóng xạ sẽ xảy ra trong nay mai.

Theo quy định tại Thông tư 41 của Bộ TN&MT về bảo vệ môi trường (BVMT) trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, việc nhập khẩu phế liệu phải đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về môi trường. Tại Điều 76, Luật BVMT 2014 quy định BVMT trong nhập khẩu phế liệu nêu rõ phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy định. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải đáp ứng các yêu cầu: có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm điều kiện về BVMT; có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu, xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Mặc dù hoạt động nhập khẩu phế liệu đã được giám sát chặt thông qua các quy định hiện hành, song trước thực trạng phế liệu tràn vào Việt Nam ồ ạt trong thời gian gần đây, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ TN&MT rà soát các hồ sơ xin cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và thông báo cơ quan hải quan danh sách doanh nghiệp đủ điều kiện.

Bộ TN&MT cần sửa đổi một số văn bản liên quan đến cấp giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT trong nhập khẩu phế liệu phù hợp với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, các cục hải quan địa phương cần giám sát chặt mặt hàng này, đồng thời thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hải quan và pháp luật về BVMT.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng chất lượng cảnh báo với các công trình cầu đường trước thiên tai

Những ngày qua, liên tiếp các cơn bão đã đổ bộ vào nước ta gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống; trong đó, bảo đảm giao thông thông suốt là nhiệm vụ cấp bách. Nhất là trong bối cảnh diễn biến của bão và hoàn lưu bão gây nguy cơ sập các cầu yếu, cầu đã xây dựng lâu năm.

Tăng chất lượng cảnh báo với các công trình cầu đường trước thiên tai
Cao điểm đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường

Năm học mới 2024 – 2025 chính thức bắt đầu. Đây là thời điểm mà lực lượng nghiệp vụ công an từ tỉnh đến cơ sở tăng cường phối hợp với ban giám hiệu các trường học, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhở các em học sinh nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ (GTĐB); bảo đảm an toàn giao thông.

Cao điểm đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường

TIN MỚI

Return to top