ClockThứ Hai, 27/03/2023 10:21

Nhân lực khoa học công nghệ cần được phát huy

TTH - Trong định hướng xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học và công nghệ (KHCN) của cả nước, việc phát huy vai trò nguồn nhân lực KHCN là rất quan trọng, là một trong những trụ cột thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hợp tác về đào tạo, nghiên cứu, phát triển nhân lực công nghệ và AITạo dấu ấn từ đào tạo đến nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệĐào tạo công nghệ thông tin, du lịch được áp dụng cơ chế ưu tiên

leftcenterrightdel
Để trở thành trung tâm KHCN lớn trong khu vực và cả nước, việc chuẩn hóa nguồn nhân lực chất lượng là tất yếu 

Thừa Thiên Huế là một trong số ít các địa phương đã phê duyệt quy hoạch phát triển KHCN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 để bắt nhịp thời đại công nghiệp 4.0 và thời kỳ hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, so sánh với tiềm năng, thế mạnh ở địa phương hiện nay, nguồn nhân lực này vẫn còn thấp, chưa phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương. TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN cho rằng, đội ngũ trí thức tuy đông nhưng chưa đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và phân bố vùng miền; nhiều lĩnh vực vẫn thiếu chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành.

Đội ngũ KHCN trên địa bàn tỉnh gần đây có gia tăng số lượng và trình độ, nhưng chất lượng thực tế chưa tương xứng, nhất là thiếu các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực KHCN ưu tiên, như khoa học kỹ thuật: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, ứng dụng công nghệ cao trong y, dược...

Nguồn nhân lực KHCN hiện nay phân bố không đều, cơ cấu, trình độ chưa hợp lý theo vùng, miền và lĩnh vực hoạt động; trong đó khu vực tư nhân và doanh nghiệp còn thấp. Theo thống kê của ngành KHCN, toàn tỉnh hiện có 15.124 cán bộ công tác ở các tổ chức, ban, ngành, địa phương. Trong đó, cấp huyện, thị xã có 5.065 người, chiếm 33,49%; các đơn vị thuộc cấp tỉnh 1.052 người, chiếm 6,96%; các tổ chức, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn 1.608 người, chiếm 10,63%; các đơn vị, doanh nghiệp KHCN 179 người, chiếm 1,18%; Đại học Huế có 4.088 người, chiếm 27,03%; ngành y tế trực thuộc Sở Y tế 3.132 người, chiếm 20,71%...

Thời gian qua, cơ chế quản lý đối với nhân lực KHCN chưa phù hợp và còn nhiều bất cập. Tỉnh chưa có các chính sách về thu hút và sử dụng nhân lực KHCN. Do đó, chưa tạo được động lực cống hiến và phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức KHCN, nhất là người có trình độ cao, tài năng trẻ và người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

Hoạt động KHCN có tính đặc thù, nhưng chế độ sử dụng nhân lực trong lĩnh vực này đến nay chưa có nhiều khác biệt so với nhân lực trong các lĩnh vực khác. Sự kết nối giữa nhân lực làm KHCN và nhân lực trong doanh nghiệp còn hạn chế, chưa phát huy được tiềm lực, vai trò nguồn nhân lực KHCN cho phát triển kinh tế - xã hội.

Để thực hiện chiến lược đến năm 2025, mỗi ngành trọng điểm thế mạnh của tỉnh sẽ có 3-5 chuyên gia hàng đầu ở tầm quốc gia và phấn đấu đạt 10.000 lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hay nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng, chất lượng cho lĩnh vực công nghệ khoa học tự nhiên, xã hội nhân văn, y dược, công nghệ sinh học... cần tăng cường kỹ năng chuyên sâu cho từng ngành nghề, đào tạo theo địa chỉ, hợp đồng, liên kết chủ thể đào tạo với doanh nghiệp và với nhà tuyển dụng. Đồng thời, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa chủ thể đào tạo và nghiên cứu khoa học (trường, viện...) trong, ngoài nước với đa dạng loại hình đào tạo gắn chất lượng phát triển nguồn nhân lực KHCN. Tạo điều kiện môi trường làm việc cho cán bộ KHCN phát triển tài năng, tạo ra giá trị lợi ích sáng tạo cho địa phương được hưởng lợi xứng đáng. Xây dựng mở rộng chính sách thu hút nhân tài, quan tâm hơn đến việc xác định nhu cầu và tiêu chuẩn cán bộ cần thu hút. Có chính sách đầu tư tài chính của tỉnh đi đôi với khuyến khích và tạo điều kiện để huy động tối đa các nguồn lực xã hội cho sự nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bài, ảnh: Song Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân lực vừa hồng vừa chuyên

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ngoài hệ thống các trường thuộc Đại học Huế, có 30 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang hoạt động đào tạo và cung ứng nguồn lao động đáng tin cậy cho các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Nhân lực vừa hồng vừa chuyên
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết từng thôn, xóm, khu dân cư

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam và Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 16/11, bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh đã chúc mừng và chung vui với cán bộ, Nhân dân thôn Xuân Sơn, xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc trong Ngày hội Đại đoàn kết.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết từng thôn, xóm, khu dân cư

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Giải pháp hosting windows​ uy tín in decal iphone 15 chi phí gói cước 4 g vina tiết kiệm
Return to top