ClockThứ Ba, 02/11/2021 15:04

Phát triển nhanh, bền vững theo hướng tăng trưởng xanh và chuyển đổi số

TTH.VN - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh như vậy khi tham gia phát biểu tại Hội nghị cấp cao Thành phố thông minh Việt Nam năm 2021 được tổ chức vào sáng 2/11. Hội nghị do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp Tổ chức Công nghiệp điện toán Châu Á - Châu Đại Dương (ASOCIO) tổ chức.

Trao giải C Giải Báo chí quốc gia cho nhóm tác giả Báo Thừa Thiên HuếChất lượng sản phẩm, ưu thế xúc tiến thương mại với Hoa KỳĐổi mới mô hình, nâng cao đời sống người lao độngChuyển đổi số trong doanh nghiệp: Thay đổi nhỏ, lợi ích lớnHỗ trợ theo nhu cầu của doanh nghiệpKý kết hợp tác về công nghệ thông tin – viễn thôngKý kết thoả thuận hợp tác chuyển đổi số toàn diệnThừa Thiên Huế đứng thứ 2/63 tỉnh thành về mức độ chuyển đổi sốChuyển đổi số doanh nghiệp, giải pháp để thích nghi

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại hội nghị 

Tham gia phát biểu tại hội nghị vào sáng nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định, Thừa Thiên Huế đã xác định con đường phát triển theo hướng tăng trưởng xanh và chuyển đổi số; Phát triển nhanh và bền vững theo hướng tăng trưởng xanh và chuyển đổi số là chiến lược phát triển xuyên suốt, bao trùm của tỉnh.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cuối tháng 10/2021, tỉnh đã ban hành Nghị quyết của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó có các mục tiêu quan trọng như: đến năm 2025, 100% các tiêu chí về hoàn thiện chính quyền số được triển khai hoàn thiện; trên 90% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; kinh tế số chiếm từ 15 - 20% tổng sản phẩm GRDP; giữ vững vị trí nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, Chỉ số chuyển đổi số.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã đề ra các giải pháp trọng tâm để thực hiện như tập trung xây dựng chính quyền số hoạt động hiệu quả, công khai, minh bạch, gắn với cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phòng chống tham nhũng. Tập trung chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực có lợi thế như: Y tế, du lịch, giáo dục, văn hóa, dịch vụ công… Thu hút các doanh nghiệp công nghệ số quy mô lớn vào đầu tư tại Thừa Thiên Huế làm động lực dẫn dắt chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có cơ chế, chính sách để hình thành, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số của tỉnh. Hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Thu hút, kêu gọi, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai thí điểm, thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới trên địa bàn tỉnh.

"Một yếu tố rất quan trọng để chuyển đổi số thành công đó là tiếp tục đầu tư hạ tầng số, các nền tảng số, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, số hóa dữ liệu, tích hợp, chia sẻ các cơ sở dữ liệu…, phục vụ chính quyền, doanh nghiệp, người dân trong chuyển đổi số" - Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Mô hình đô thị thông minh của Thừa Thiên Huế được nhiều tổ chức nước ngoài quan tâm tham quan, học tập kinh nghiệm. (Ảnh chụp trước khi dịch bùng phát) 

Hội nghị cấp cao Thành phố thông minh Việt Nam năm 2021 được tổ chức trong 5 ngày (từ ngày 2 - 6/11) theo hình thức trực tuyến, kết nối với các điểm cầu ở nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam và các quốc gia, khu vực.

Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh vào các xu hướng công nghệ hiện đại được ứng dụng trong lĩnh vực thành phố thông minh hiện nay. 5 chuyên đề lớn của Hội nghị tập trung vào các nội dung: Chính quyền số; Bất động sản thông minh; Khu công nghiệp thông minh; Nền tảng, giải pháp số cho thành phố thông minh và Startup (khởi nghiệp) với thành phố thông minh.

Với tổng cộng 14 phiên hội thảo, hội nghị chuyên đề sâu, các diễn giả, khách mời sẽ chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm cũng như thảo luận hướng tới mục tiêu lan tỏa sức mạnh công nghệ trong phát triển thành phố thông minh, giúp nâng tầm chất lượng cuộc sống của người dân ở các khu đô thị, thành phố thông minh. Bên cạnh đó còn có các gian hàng triển lãm trực tuyến dành cho các giải pháp, nền tảng, dịch vụ Chính phủ số trong nhiều lĩnh vực, kết nối giao thương giữa doanh nghiệp trong nước, quốc tế với các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin.

Tin, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

TIN MỚI

Thực hiện báo cáo ESG tiêu chuẩn
Return to top