ClockThứ Tư, 10/04/2019 09:35

Singapore phát triển tàu tự lái

Sau ô tô tự hành, tàu tự hành sẽ là phương tiện công nghệ cao đến Singapore trong tương lai gần.

Apple áp dụng thực tế ảo để giảm say xe trên xe tự hànhIntel lên kế hoạch thử nghiệm 100 xe tự hànhXe tự hành không tài xế trên đường phố Anh

Phòng Thí nghiệm Đổi mới Hàng hải

Theo Channel NewsAsia, Singapore có thể sớm có tàu tự lái nhờ Phòng Thí nghiệm Đổi mới Hàng hải (MIL) mới của Cơ quan Quản lý Hàng hải và Cảng hàng hải Singapore (MPA). Phòng thí nghiệm được ra mắt hôm nay 9.4. Tuần này cũng là Tuần lễ Hàng hải Singapore 2019.

Bên cạnh việc thử nghiệm tàu tự hành của tương lai, cơ sở sẽ nỗ lực tăng cường khả năng công nghệ, phát triển “các hoạt động cảng thế hệ kế tiếp”.”Không gian phát triển mới tọa lạc tại PSA Vista sẽ tăng cường phát triển các khái niệm và hệ thống hoạt động mới, đồng thời xây dựng khả năng công nghệ trong một số lĩnh vực quan trọng, đảm bảo rằng cảng biển của chúng ta sẵn sàng hoạt động”, MPA cho hay.

Một trong các lĩnh vực nghiên cứu quan trọng là phát triển cảng biển để đón tàu tự hành. Cơ quan quản lý cảng thành lập ban chỉ đạo liên quan đến việc này để bảo đảm rằng Singapore có khả năng nhận tàu tự hành cập cảng trong tương lai. MPA và cơ quan quản lý cảng sẽ thực hiện nhiều dự án nghiên cứu và phát triển để giúp đảo quốc sư tử đủ sức thực hiện mục tiêu. 

Ngoài ra, MPA cũng khởi động năm dự án tàu tự hành trị giá 7,2 triệu USD với nhiều doanh nghiệp khác, trong đó có ST Engineering và Keppel Singmarine. Một trong các dự án sẽ là chương trình phát triển tàu biển tự hành lớn nhất thế giới với sự góp mặt của ST Engingeering, Mitsui OSK Lines, MPA và Lloyd’s Register. Tàu được phát triển sẽ là tàu thương mại.

ST Engineering là đơn vị phát triển và lắp đặt các module nhận biết, điều hướng trên tàu chở ô tô của Singapore. Tàu dự kiến ra khơi trên tuyến hàng hải toàn cầu, đi qua kênh đào Suez, kênh đào Panama, eo biển Malacca và Singapore để cung ứng dữ liệu, kiến thức và kịch bản thử nghiệm có thể đóng vai trò chuẩn mực trong chương trình tự lái của tương lai.

Phòng thí nghiệm MIL trị giá 9,9 triệu đô la Singapore. Sau khi hoàn thành vào năm 2021, đây sẽ còn là nơi phân tích các tuyến hàng hải, dự đoán điểm nóng giao thông hàng hải và phát hiện các vụ va chạm có khả năng xảy ra. Ngoài ra, đơn vị sẽ còn hợp tac với nhiều doanh nghiệp để phát triển hệ thống hoa tiêu từ xa, cho phép hoa tiêu trên bờ điều khiển từ xa để tàu neo đậu an toàn.

Theo thanhnien.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Return to top