Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Đại học Huế, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) và các đơn vị, tổ chức, ban ngành liên quan trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu sản xuât giống hoa lan theo công nghệ cao tại Công rty TNH MTV lâm trường Tiền Phong
Dịp này, đại diện Sở KHCN đã cập nhật và chia sẻ các nội dung liên quan các thủ tục thành lập doanh nghiệp KHCN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng KHCN, như: giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN; thẩm quyền cấp, thu hồi; các cơ chế, chính sách và những điều kiện cần và đủ để được chứng nhận doanh nghiệp KHCN...
Nhiều ý kiến của lãnh đạo các sở, ngành và Đại học Huế trao đổi các nội dung liên quan phát triển doanh nghiệp KHCN trong trường đại học; đồng thời thống nhất việc thành lập doanh nghiệp KHCN là mô hình thiết thực, đáp ứng được việc triển khai kinh doanh từ các kết quả đề tài, dự án nghiên cứu KHCN vốn là thế mạnh của các trường đại học nói chung và trường Đại học Nông lâm Huế nói riêng trong thời gian tới.
PGS.TS Lê Đình Phùng, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế, trường có 40 GS và PGS, 62 tiến sĩ, 153 thạc sĩ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu trên các lĩnh vực nông học, chăn nuôi, thủy sản, cơ khí công nghệ... Trường có mạng lưới nghiên cứu khoa học các tỉnh miền Trung và Tây nguyên góp phần phát triển kinh tế, xã hội các địa phương. Tuy nhiên các nhiệm vụ KHCN ở trường còn đơn lẻ, chưa tạo thành chuỗi và còn hạn chế trong chuyển giao, thương mại hóa trên thị trường.
PGS Lê Đình Phùng mong muốn qua hội thảo nắm rõ hơn cơ chế thành lập doanh nghiệp KHCN trong trường đại học, quy trình thành lập, nhân sự gắn với mô hình này...
Đại diện Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế cũng trình bày ý tưởng về thành lập doanh nghiệp KHCN tập trung vào lĩnh vực thủy hải sản; lãnh đạo công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền phong tỉnh giới về mô hình hoạt động của đơn vị với thế mạnh tiềm năng và đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp KHCN...
Tin, ảnh: Song Minh