ClockThứ Năm, 13/01/2022 07:07

Khởi động Chương trình "Thành phố sạch - Đại dương xanh"

TTH.VN - Ngày 12/1, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) và Chương trình "Thành phố sạch - Đại dương xanh" (CCBO) tổ chức hội thảo "Giới thiệu Chương trình Thành phố sạch - Đại dương xanh" để chính thức giới thiệu CCBO và các hoạt động được triển khai tại địa phương. Hội nghị tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại các đầu cầu các tỉnh, thành phố, Sở TN&MT.

Ý tưởng xây dựng thành phố “xanh - xịn - xinh”Ký cam kết thực hiện phong trào "Chống rác thải nhựa"Đô thị Huế phải đẹp và sang trọng

Sạt lở và rác thải nhựa dọc các bãi biển trên địa bàn tỉnh đang khiến đại dương đối mặt với nguy cơ ô nhiễm

CCBO là chương trình toàn cầu, được thực hiện tại Châu Á, Mỹ La-tinh và vùng vịnh Ca-ri-bê, với thời gian thực hiện 5 năm (2019-2024), ngân sách là 48 triệu đô la Mỹ từ nguồn tiền của USAID. Dự kiến ngân sách triển khai tại Việt Nam từ 1 đến 2 triệu đô la Mỹ, tại 4 thành phố Đà Nẵng, Huế, Phú Quốc và Biên Hòa.

Mục đích của chương trình là ứng phó với vấn đề nguy cơ ô nhiễm nhựa đại dương; đồng thời nhằm góp phần thực hiện Quyết định số 1746 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.

Là đơn vị được giao thực hiện chương trình CCBO tại TP. Huế, ông Lê Bá Phúc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế cho rằng đây là vinh dự và cơ hội của địa phương khi được chọn là một trong các thành phố tham gia chương trình "Thành phố sạch - Đại dương xanh" do USAID tài trợ.

Theo ông Lê Bá Phúc, Huế là một thành phố du lịch, thành phố di sản, văn hoá cũng như giá trị của cố đô di sản, nên vấn đề bảo vệ môi trường rất quan trọng để TP. Huế phát triển, thu hút du khách và đảm bảo tính bền vững cho người dân. Với những giá trị đó, công tác bảo vệ môi trường càng được đặc biệt chú trọng.

Trong đó, đối với công tác quản lý chất thải rắn nói chung, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Quyết định số 1413 của UBND tỉnh về quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là tiền đề, cơ sở để thành phố thực hiện quản lý chất thải rắn được hiệu quả. Đối với các hoạt động rác thải nhựa, TP. Huế đã thực hiện khá thành công đề án "Ngày Chủ nhật xanh", "Chủ nhật vì cộng đồng" và các hoạt động hưởng ứng phong trào nói không với túi ni lông, sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường…

Hiện nay, các phường, đơn vị thuộc thành phố đã tổ chức ký cam kết tham gia thực hiện phong trào "Chống rác thải nhựa", "Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần"; các cơ quan công sở, trường học xây dựng mô hình thu gom túi ni lông, pin qua sử dụng, thu gom giấy in, giấy báo loại làm túi đựng thay thế túi ni lông sử dụng 1 lần cung cấp cho một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ có nhu cầu.

Năm 2021, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 09 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh; UBND TP. Huế ban hành Kế hoạch số 1729 về tổ chức, triển khai Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố, trong đó có lồng ghép kế hoạch hành động về chất thải nhựa. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song công tác quản lý chất thải rắn và rác thải nhựa vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.

Ngày 7/12/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Huế và chương trình CCBO đã tổ chức hội thảo trực tuyến giới thiệu chương trình. Đây là hoạt động có ý nghĩa, giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về những hỗ trợ, hoạt động dự kiến của chương trình. Đồng thời làm rõ nhu cầu thực tế tại thành phố và cùng nhau phối hợp, thực hiện để đạt hiệu quả tốt nhất trong quản lý chất thải rắn nói chung và rác thải nhựa nói riêng, góp phần xây dựng TP. Huế ngày càng thêm “xanh - sạch - sáng”.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới

Trong 2 ngày 19-20/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến về công tác chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non (GDMN), tham vấn quy trình thí điểm, các biểu mẫu báo cáo kết quả thí điểm chương trình GDMN. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Return to top