ClockThứ Ba, 10/12/2019 14:00

Khởi nghiệp từ cây

TTH - Lựa chọn lối đi chân bùn tay lấm, Hồ Nhật Quốc (phường An Hòa, TP. Huế) đã tự tạo cho mình một con đường riêng, độc đáo, vươn lên làm giàu.

Những mô hình cần nhân rộng

Cây thần tài nghệ thuật đắt khách dịp Tết

Nhật Quốc không phải là chàng trai gốc gác nông dân. Vụng cái cuốc, cái cày, thế mà chẳng hiểu vì sao, chàng trai trẻ cứ đau đáu nghĩ về cây, mơ ước có một mô hình nho nhỏ để gửi gắm hoài bão.

Tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng, chàng trai sinh năm 1990 vẫn không ngừng ấp ủ đam mê. Anh chia sẻ: “Ra trường, kinh qua nhiều nghề, nhưng đâu đó trong mình niềm đam mê với cây cối vẫn vẹn nguyên. Năm 2013, mình quyết định theo đuổi cây thần tài nghệ thuật, là hướng đi mới tại Huế”.

Thần tài nghệ thuật là cách biến những thân cây rời rạc thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Đó có thể là tháp phát tài, lộc bình, thuyền, đuôi công… tượng trưng cho sự sang giàu, phú quý, vinh hiển. Nếu chăm sóc đúng cách, thần tài nghệ thuật có thể dùng để chưng khá lâu, kỹ càng đôi khi lên đến vài năm.

Những tưởng thần tài là loài dễ sinh trưởng, phát triển, tuy nhiên, từ cây thần tài riêng biệt đến một tác phẩm nghệ thuật là cả một hành trình dài đầy mồ hôi, công sức. Trầm ngâm nhớ về chặng đường đã qua, chàng trai mê thần tài tâm sự: “Để nuôi đam mê này, mình đã làm rất nhiều nghề, từ phụ hồ đến thu gom phế liệu. Ban ngày làm phụ hồ, chiều tối đi gom, đến khuya thì một mình hí hoáy với thần tài. Ròng rã cả ngày đằng đẵng hầu như chẳng biết đến giấc ngủ ngon”.

Chọn con đường đầy chông gai này, Hồ Nhật Quốc còn lặn lội ra tận Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình để tìm hiểu và học hỏi nghề. Tích góp, chăm chỉ như một chú ong, thế mà sản phẩm cứ nay hư, mai hỏng. Đến mức lượng rác thần tài của chàng trai trẻ lên đến con số hàng nghìn cây.

Gian nan vẫn chưa dừng lại ở đó. Khi đã thành thạo tay nghề, Hồ Nhật Quốc còn vấp phải vấn đề lớn hơn: Nguồn cung nguyên liệu. Ở Huế thần tài được trồng khá phổ biến, tuy vậy, số lượng vẫn không đủ. Vì thế, để chủ động nguyên liệu, anh quyết tâm trồng thần tài. Vậy mà giai đoạn từ 2014 – 2016, thời tiết khắc nghiệt, thần tài bị nấm hàng loạt, thối úng, gục đổ. “Nếu không nhanh tay thu gom thần tài của người dân, chắc mình cũng đổ gục theo cây thần tài”, Nhật Quốc nói.

Được biết các sản phẩm thần tài nghệ thuật luôn luôn đắt hàng. Giá thành thường dao động từ 100 nghìn đồng đến bảy triệu đồng. Trong đó, loại tháp cao 21 tầng là đặc biệt nhất (cũng là loại có giá bán cao nhất). Tòa tháp là tập hợp của 1.600 cây thần tài với chiều cao 1,7m. Bán kính tháp lên đến 40cm.

Hiện nay, ngoài cây thần tài, Hồ Nhật Quốc còn mở rộng phạm vi kinh doanh, cung cấp các loại hoa, cây phong thủy. Chỉ tính riêng mùa tết (thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến tháng giêng), thần tài nghệ thuật, hoa, cây cảnh mang đến cho chàng trai trẻ 300 triệu đồng tiền lãi.

Ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Hội Nông dân phường An Hòa cho biết: “Thần tài nghệ thuật là mô hình rất độc đáo, nâng cao giá trị cho một loại cây quen thuộc, từ đó cải thiện thu nhập. Hội viên Hồ Nhật Quốc đã tạo ra sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường, là mô hình rất đáng để các hội viên nông dân học hỏi”.

Từ một con đường gian khổ, nhờ đam mê, quyết tâm, Hồ Nhật Quốc đã thành công. Tết Nguyên đán sắp đến gần, đây cũng là mùa Quốc thần tài (biệt danh mọi người đặt cho anh) ăn nên làm ra. Anh chia sẻ: “Khởi nghiệp là một hành trình dài, nhưng hãy cứ vững bước, chắc chắn bạn sẽ đi đến đích”.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”

Sáng 21/12, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ ra quân chương trình “Tình nguyện mùa Đông” năm 2024, chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”
Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

TIN MỚI

Return to top