ClockThứ Bảy, 26/03/2022 17:58

Chia sẻ, giải đáp nhiều thông tin về khởi nghiệp

TTH.VN - Ngày 26/3, UBND tỉnh tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp mùa xuân nhằm đánh giá kết quả hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) trên địa bàn tỉnh thời gian qua và đối thoại giữa lãnh đạo Bộ KH&CN, Hội đồng Cố vấn KNĐMST quốc gia, Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia, lãnh đạo tỉnh, nhà quản lý, chuyên gia với cộng đồng khởi nghiệp của tỉnh và khu vực.

Nhiều dự án khởi nghiệp gọi vốn thành công“Chất xúc tác” cho khởi nghiệpKý kết hợp tác thực hiện Đề án Cố đô Khởi nghiệp giai đoạn 2021-2025Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong toàn cộng đồngBàn kế hoạch tổ chức Ngày hội Cố đô khởi nghiệp - Techfest Hue

Tham dự Diễn đàn Khởi nghiệp mùa xuân, về phía Bộ KH&CN có các ông: Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH&CN; Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KHCN. Về phía tỉnh, có các ông: Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội Cố đô khởi nghiệp. Ngoài ra còn có đại diện của Hội đồng Cố vấn KNĐMST quốc gia, Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia, Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, doanh nghiệp (DN); đại diện các tỉnh khu vực miền Trung và các viện, trường đại học, cao đẳng, HTX, DN, thanh niên, phụ nữ... trên địa bàn.

Môi trường, cơ chế, chính sách thông thoáng

Nhiều sản phẩm khởi nghiệp gặt hái nhiều thành công trên thị trường

Thừa Thiên Huế là địa phương tiếp cận và triển khai nhanh Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST quốc gia và đã lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đến các cơ quan, ban ngành, địa phương, cộng đồng DN, vườn ươm khởi nghiệp. Sau 6 năm triển khai, năm 2021, Thừa Thiên Huế vinh dự được Chương trình Khởi nghiệp quốc gia bình chọn là 1 trong 3 địa phương tiêu biểu trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ nhiều tiềm năng và thế mạnh đa dạng của vùng và được xem là một trong những trung tâm trí tuệ của Việt Nam, nhưng hoạt động sáng tạo nói chung và KNĐMST nói riêng vẫn còn hạn chế. Mặc dù tỉnh đã ban hành một số chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa về mặt bằng, thuê đất, vay vốn, vốn mồi..., nhưng mức hỗ trợ vẫn chưa thu hút các đối tượng KNĐMST (gọi tắt startup). Còn rất ít DN tham gia hỗ trợ thúc đẩy phát triển KNĐMST. Tinh thần hỗ trợ cho hoạt động KNĐMST của các DN đi trước còn ít nên chưa hỗ trợ, dẫn dắt các DN khởi nghiệp đi sau vượt qua khó khăn gặp phải khi phát triển ý tưởng, dự án khởi nghiệp trên thị trường và chưa có nhiều sản phẩm công nghệ được thương mại hóa.

Hỗ trợ và phát triển khởi nghiệp đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều bên liên quan, đó là các cơ quan, ban, ngành, các DN KHCN, các cơ sở nghiên cứu, các chuyên gia cố vấn, các đơn vị ươm tạo và các nhà đầu tư.

Để gợi mở và truyền lửa, hiến kế cho hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển cũng như hỗ trợ các ý tưởng, dự án KNĐMST có tiềm năng phát triển, một số báo cáo chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm đã được trình bày tại diễn đàn. Ngoài ra, một số bạn trẻ, phụ nữ quan tâm đến khởi nghiệp cũng đã tham gia ý kiến còn thắc mắc xung quanh hoạt động khởi nghiệp.

Cơ hội lớn để startup thử sức

Tại diễn đàn, một bạn trẻ ở TX. Hương Thủy đặt câu hỏi: "Hiện nay, thanh niên nông thôn đang hướng tới sản xuất nông nghiệp sạch. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp sạch rất tốn kém, phải trả chi phí cao trong sản xuất, kiểm định, đăng ký nhãn hiệu và khó cạnh tranh giá với những sản phẩm khác. Vậy, đã có những chính sách hỗ trợ nào để thanh niên khởi nghiệp vượt những rào cản này?".

Đại diện Hội Phụ nữ ở TP. Huế mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm để khởi nghiệp

Đại diện Hội LHPN phường Hương Hồ, TP. Huế băn khoăn, một số sản phẩm của hội phụ nữ phường chưa đạt các tiêu chí về KNĐMST, quy mô còn nhỏ lẻ, sức cạnh tranh còn kém, nên rất cần sự giúp đỡ hỗ trợ của cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn.

Một số ý kiến khác cũng mong muốn được chia sẻ về những điều kiện, kinh nghiệm cần thiết khi khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công. Hay nếu khi có ý tưởng khởi nghiệp mà muốn kêu gọi được vốn, nhà đầu tư thì phải làm thế nào và cần những điều kiện gì?

Ông Trương Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn KNĐMST quốc gia khuyên mỗi startup phải suy nghĩ đến mô hình kinh doanh mới, phải "kinh doanh cái đó nhưng không phải bán cái đó", có nghĩa là không chỉ nghĩ đến bán sản phẩm "thô" mà bán giá trị của sản phẩm. Nhiều bạn trẻ băn khoăn về vốn để khởi nghiệp, nhưng ông Hùng cho rằng vốn không phải là vấn đề rào cản, mà quan trọng là phải "học khởi nghiệp". Học từ chuyên gia, cố vấn, qua các kênh truyền thông... để trang bị cho mình hành trang khởi nghiệp. Tất nhiên, muốn khởi nghiệp đòi hỏi phải có sự đam mê, chấp nhận thất bại, biết học trên thất bại và khắc phục thất bại của mình cũng như của người khác.

Trao đổi về kinh nghiệm, giải pháp phát triển hệ sinh thái KNĐMST, bà Lê Hồng Minh, thành viên Hội đồng Quỹ Khởi nghiệp DN KHCN Việt Nam cho rằng, muốn khởi nghiệp, trước tiên startup cần tìm ra những vấn đề trong xã hội đang cần, để sáng tạo và dẫn truyền ý tưởng sáng tạo vào trong đời sống. Phải tạo ra những sản phẩm thị trường chưa có hoặc đã có nhưng chưa thành công để thổi hồn, phát triển, nâng giá trị, tạo sự khác biệt của sản phẩm và phục vụ được nhu cầu xã hội.

Đại diện Sở KH&ĐT cũng giải đáp những thông tin liên quan đến giá cả cạnh tranh, chi phí sản xuất cao về nông nghiệp, đăng ký nhãn hiệu... Hiện nay, chính sách hỗ trợ DN vừa và nhỏ, nhất là DN khởi nghiệp có nhiều chính sách, điển hình như Sở KH&ĐT đang xây dựng 11 chính sách liên quan (được giới thiệu, tư vấn cụ thể tại Văn phòng Hỗ trợ DN, số 7 Tôn Đức Thắng, TP. Huế). Về vấn đề thu hút các nguồn chủ lực, nguồn vốn để khởi nghiệp, kinh doanh, ngành cũng thường xuyên kết nối với Trung tâm KNĐMST của Bộ KH&ĐT, thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật KNĐMST của ADB cũng như đang tập trung các nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ, trong đó có nguồn lực về KNĐMST để điều phối. Hiện có nhiều quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, như: Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ HTX, Quỹ Hỗ trợ KNĐMST... với sự kết nối chặt chẽ của các sở, ngành liên quan, Đại học Huế trong việc tạo điều kiện hỗ trợ tối đa về nguồn lực cho DN khởi nghiệp.

Một ý kiến trao đổi, chỉ đạo khá hay, thiết thực của đại diện Bộ KH&CN tại diễn đàn là tỉnh cần xây dựng mô hình mở để mang nhiều nguồn lực, trí tuệ về cho Huế. Cần thu hút nguồn lực từ bên ngoài như từ các trường, tổ chức quốc tế... để kích thích, kích hoạt, khai mở nguồn lực bên trong để có thể cạnh ranh, phát triển, hấp dẫn KNĐMST.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng phụ nữ khởi nghiệp

Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Tứ Hạ (TX. Hương Trà) đã giúp nhiều hội viên, phụ nữ mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp, biến thử thách thành cơ hội...

Cùng phụ nữ khởi nghiệp
Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Khơi nguồn sáng tạo từ ngày hội STEM

Một sân chơi khoa học để sáng tạo, phát triển kỹ năng là hoạt động bổ ích mà thầy cô giáo Trường tiểu học Vĩnh Ninh, TP. Huế mang đến cho học sinh qua Ngày hội sáng tạo, trải nghiệm STEM và cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng diễn ra ngày 14/11.

Khơi nguồn sáng tạo từ ngày hội STEM
Diễn đàn kết nối trí thức trẻ khởi nghiệp

Ngày 9/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức diễn đàn "Trí thức trẻ khởi nghiệp" với chủ đề "Nơi hội tụ ý tưởng và cơ hội mới". Hơn 100 đoàn viên thanh niên, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia diễn đàn.

Diễn đàn kết nối trí thức trẻ khởi nghiệp

TIN MỚI

Return to top