ClockThứ Sáu, 17/01/2020 06:45

Gắn nghiên cứu với khởi nghiệp

TTH - Với lực lượng cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia nghiên cứu lớn, Đại học (ĐH) Huế đang từng bước đưa các sản phẩm nghiên cứu khoa học vào sân chơi khởi nghiệp để thương mại hóa.

Tiếp tục tạo sản phẩm mới và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạoKhởi nghiệp tuổi 50Vai trò của chính quyền trong khởi nghiệp

Nhiều sản phẩm khoa học công nghệ được trưng bày tại sự kiện Demo Day 2019

Tín hiệu tích cực

Lần đầu tiên có mặt tại sự kiện Demo Day – Ngày hội kết nối đầu tư (tháng 12/2019), các dự án khởi nghiệp xuất phát từ các đề tài, sản phẩm nghiên cứu khoa học của các cán bộ, giảng viên, sinh viên ĐH Huế đã nhanh chóng gọi được vốn, TS. Hoàng Kim Toản, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế, cho biết: “Thành công rất lớn khi có 8/10 dự án tham gia phiên gọi vốn được các nhà đầu tư, doanh nghiệp cam kết đầu tư với số tiền gần 5,7 tỷ đồng. Điểm đặc biệt là, hầu hết các dự án này đều là sản phẩm nghiên cứu của cán bộ, sinh viên ĐH Huế”.

Không phải ngẫu nhiên, các dự án kêu gọi vốn lần này đạt được thành công với số tiền lớn nhất trong các đợt gọi vốn từ trước đến nay. Hầu hết các dự án nghiên cứu khoa học của các thầy cô, sinh viên ĐH Huế tham gia khởi nghiệp đều có sự đầu tư rất lớn và nhiều dự án trong số đó đã có được sản phẩm để chứng minh tiềm năng trước các nhà đầu tư. Điển hình như dự án Smart farm (trang trại thông minh) của TS. Nguyễn Văn Quy, giảng viên Trường ĐH Nông lâm nghiên cứu trong 5 năm và đã có sản phẩm là các hợp phần trong nghiên cứu.

“Trước khi gọi vốn, các hợp phần là những máy móc như bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao hay máy chêm phân của tôi cũng đã bán được ra thị trường. So với các loại máy móc cùng lĩnh vực nhập từ Israel, thì những máy móc nghiên cứu trong dự án này hiệu quả hơn, nhưng giá thành rẻ hơn. Những hợp phần trong nghiên cứu đó cũng từng đạt giải thưởng khoa học công nghệ các cấp”, TS. Nguyễn Văn Quy tiết lộ.

Nhìn từ những dự án như “Nano-Ag-Curcumin - Đặc trị viêm vú bò sữa”, “Phân bón sinh học BIO-E”, “Tinh dầu thiên nhiên”, “Miếng dán thông minh TeBaGo”... và nhiều dự án khác, có thể thấy quá trình nghiên cứu công phu và tiềm năng khởi nghiệp lớn. Ông Đinh Gia Hưng, đại diện Tập đoàn Ân Nam, Giám đốc Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tỉnh đánh giá, nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp của giảng viên, sinh viên được nghiên cứu với hàm lượng chuyên môn cao và có tính thiết thực, có thể ứng dụng vào thực tiễn đời sống. Nếu được định hướng tốt, không chỉ ở sự kiện Demo Day 2019 mà nhiều sự kiện khởi nghiệp khác, các dự án đó có thể gọi được nguồn vốn từ các nhà đầu tư để hoàn thiện sản phẩm và đi ra thị trường.

Tại sự kiện Demo Day 2019, nhiều nhóm dự án còn mang sản phẩm giới thiệu với nhà đầu tư

Mang lại nhiều hiệu quả

Lâu nay, ĐH Huế rất quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, thực trạng chung là tính hiệu quả, nhất là đầu ra từ các nghiên cứu luôn là vấn đề đáng trăn trở. Nhiều công trình nghiên cứu chỉ dừng lại trên lý thuyết, khó có cơ hội tiếp cận với thị trường để thương mại hóa sản phẩm. TS. Nguyễn Văn Quy thừa nhận, thế mạnh của cán bộ nghiên cứu là có khả năng chuyên môn nhưng yếu lại ở khả năng kinh doanh, tiếp cận thị trường. Nếu có được nhà đầu tư đồng hành, hỗ trợ, họ dễ dàng chuyên tâm nghiên cứu và sản phẩm từ dự án của họ cũng sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn.

Trên thực tế, khi đưa nghiên cứu vào các sân chơi khởi nghiệp, không chỉ giúp tăng khả năng phát triển nguồn thu từ nghiên cứu khoa học mà còn sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học, cả về cơ sở vật chất lẫn đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, còn thúc đẩy phong trào khởi nghiệp hiệu quả hơn.

Năm 2020, ĐH Huế xây dựng nhiều chính sách để cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia các đề tài nghiên cứu vào hoạt động khởi nghiệp. TS. Hoàng Kim Toản khẳng định, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế sẵn sàng hỗ trợ các đề tài tham gia vào vườn ươm. Riêng đối với các dự án đã gọi được vốn hoặc được nhà đầu tư cam kết hỗ trợ, trung tâm luôn theo sát, hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm và hoàn chỉnh mô hình kinh doanh cũng như các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ, pháp lý thành lập doanh nghiệp hay kết nối các chuyên gia và huy động các nguồn lực khác.

“Các dự án khởi nghiệp không chỉ gọi vốn 1 lần, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục kết nối đầu tư, giới thiệu để các nhóm này tiếp tục tham gia các sân chơi lớn”, đại diện Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế khẳng định.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa
Ươm mầm khởi nghiệp

Cùng với chương trình đào tạo kiến thức chuyên ngành, sinh viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế (ĐHH) còn được hỗ trợ thực hành, thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp.

Ươm mầm khởi nghiệp

TIN MỚI

Return to top