ClockThứ Bảy, 29/06/2019 19:17

Hành trình khởi nghiệp có thất bại và nước mắt

TTH.VN - “Để có được thành công, những giọt nước mắt đã âm thầm rơi xuống. Thất bại đối diện thất bại, nhưng mỗi lần thất bại ấy là một bài học. Tôi đã cúi xuống để nhìn lại bản thân, từ đó tích góp cho mình hành trang trong quá trình lập nghiệp, theo đuổi đam mê, thành công nơi xa xứ” - Doanh nhân Đặng Thị Kim Oanh – Tổng Giám đốc Công ty CP TMDV và Xây dựng địa ốc Kim Oanh đã chia sẻ bên lề diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp với thanh niên khởi nghiệp” do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế phối hợp với Báo Thừa Thiên Huế tổ chức chiều 29/6.

“Kết nối doanh nghiệp với thanh niên khởi nghiệp”Kết nối giới thiệu sản phẩm để lan tỏa tinh thần khởi nghiệpGiáo dục kỹ năng sống cho trẻDạy học sinh khởi nghiệp trong trường họcThành công từ kỹ năng chịu đựng rủi ro

Doanh nhân Đặng Thị Kim Oanh

Doanh nhân Kim Oanh nói rằng, luôn ý thức được cội nguồn quê hương. Và luôn mong muốn quay trở về, ủng hộ những người trẻ khát khao làm giàu – như một phần kí ức ngày trẻ của bản thân.

- Cơ duyên nào đưa bà đến với lĩnh vực bất động sản?

Tôi đến bất động sản như một cái duyên và tôi thành công bằng sự nỗ lực, may mắn. Ngày bắt đầu đến với đất đai tôi không có gì ngoài hai bàn tay trắng. Nhưng đổi lại, tôi có rất nhiều người đứng đằng sau ủng hộ, họ định hướng cho tôi và bản thân luôn nỗ lực nắm bắt. Đến thời điểm này, tôi đã thành công khi có trong tay một chuỗi khép kín từ phát triển dự án, xây dựng nhà ở, bán sản phẩm ra thị trường…

- Vậy trước đó bà từng khởi nghiệp và thất bại ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác?

Trước khi bước chân vào lĩnh vực bất động sản, tôi từng làm rất nhiều việc. Ngày đó, khởi nghiệp là một khái niệm gần như chưa xuất hiện, cứ thấy ngành nghề gì mà thị trường cần là tôi là mon men lao vào.

Đầu tiên, khi mới chân ướt chân ráo vào TP. Hồ Chí Minh cũng như bao người khác, tôi mở tiệm tạp hóa. Nghe nhiều người trong đó nói thích ăn món Huế, tôi cũng tập tành mở quán, kinh doanh. Nhưng rồi tôi… thất bại.

Sau đó, tôi tiếp tục nhảy sang nhiều lĩnh vực khác. Có lĩnh vực thành công, nhưng cũng có lĩnh vực lại thất bại. Cho đến một ngày, cơ duyên đưa tôi đến với đất đai. Nhờ áp dụng được quy luật thị trường, nắm bắt được khách hàng, phân khúc, pháp lý… tôi đã thành công như ngày hôm nay.

Mọi thứ phải trả bằng học phí. Học phí ấy không chỉ có tiền mà có cả mồ hôi, nước mắt, và sự thách thức với chính bản thân.

- Đến với diễn đàn lần này, bà nhắn nhủ gì với những bạn trẻ Huế đang khát khao khởi nghiệp - hình ảnh của chị ngày xưa?

Đúng như bạn nói, nhìn các bạn trẻ hôm nay tôi lại thấy mình của ngày xưa hiện về. Cái ngày mà nghèo khó luôn làm tôi khiếp sợ. Để rồi suy nghĩ phải làm gì đó để thay đổi mình, thoát được cái bóng nghèo khó, và xa hơn giúp những người quanh mình.

Tôi muốn nói rằng, tôi và các bạn tuy khác nhau về mặt thế hệ nhưng cùng có chung một đam mê, chí hướng. Với tôi 10 năm trước là khác, nhưng thời điểm này là khác. Ở thời điểm này, khi các bạn khởi nghiệp, các bạn phải xác định được đam mê của mình là gì, lĩnh vực mong muốn khởi nghiệp, nguồn vốn bao nhiêu, đáp ứng cho thị trường nào.

Các bạn không nên liều lĩnh nếu không chuẩn bị kỹ chiến lược đúng hướng. Tôi mong các bạn khi muốn theo đuổi một lĩnh vực nào thì phải nghiên cứu thật kỹ, học thêm từ các doanh nghiệp, những thế hệ đi trước để lấy thêm kinh nghiệm, cách quản lý.

Khởi nghiệp là một trong những vấn đề được tỉnh quan tâm. Trong ảnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đang trao đổi với một doanh nghiệp khởi nghiệp

- Tại diễn đàn, bà nói người Huế cái tôi cao, dễ nản lòng, cụ thể là sao?

Tôi nhìn thấy điều đó với những người trẻ Huế đi vào miền Nam lập nghiệp.

So với người miền Nam, người Huế mình cái tôi rất cao. Ví dụ những bạn trẻ ở Huế vào đầu quân ở công ty tôi, vì cái tôi đó mà không xâm nhập được thị trường. Luôn muốn làm được việc lớn mà quên đi việc nhỏ. Vì thế, tôi luôn nhắn nhủ với họ, phải đi chậm mà chắc, có khi phải hạ mình để hiểu thị trường đang cần gì.

- Lần trở về này, thông qua Tỉnh Đoàn, bà hỗ trợ vốn vay 50 triệu đồng/dự án (20 dự án) cho các bạn trẻ khởi nghiệp. Đổi lại bà muốn gì từ họ?

Tôi chỉ mong rằng họ thành công trong quá trình theo đuổi dự án khởi nghiệp. Dù là đầu tư một đàn heo hay một vườn cây thì hãy luôn nhớ rằng nếu quyết tâm thì sẽ không có khó khăn nào ngăn cản được. Chúng tôi sẽ luôn ở sau lưng các bạn!

- Xin cảm ơn bà!

NHẬT MINH (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Ươm mầm khởi nghiệp

Cùng với chương trình đào tạo kiến thức chuyên ngành, sinh viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế (ĐHH) còn được hỗ trợ thực hành, thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp.

Ươm mầm khởi nghiệp
Theo sát cộng đồng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn về pháp lý

Sáng 9/10, Hội đồng Phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương (PBGDPL) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024 với chủ đề “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.

Theo sát cộng đồng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn về pháp lý

TIN MỚI

Return to top