ClockThứ Hai, 06/12/2021 06:13

Khởi nghiệp để phát triển

TTH - Khát vọng khởi nghiệp, sáng tạo sản phẩm để phát triển sự nghiệp, làm giàu cho quê hương và tạo việc làm cho người lao động là điều thôi thúc một tinh thần Huế biến khó thành dễ. Tinh thần này được thấy từ Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 (Cuộc thi).

Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp địa phươngThiếu nhân công, Australia dự kiến tái khởi động tiếp nhận người di cưGọi vốn thành công 1 tỷ đồng

Sản phẩm sâm Bố Chính trưng bày cho khách đến trao đổi tại 20 Lê Lợi, TP. Huế

Kết thúc Cuộc thi, bạn Đỗ Quang Cơ (sinh năm 1978) với ý tưởng "Vị xưa - nét mới" để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Ấn tưởng về Cơ không phải ngôi thứ trong Cuộc thi mà ý tưởng, nội dung sản phẩm này được Ban Tổ chức (BTC) Cuộc thi đánh giá một giải pháp để làm giàu. "Nét xưa - vị mới" chính là “Hue Cuisine & Café” - mô hình nhà hàng cà phê Huế tại 44 Hoàng Quốc Việt, TP. Huế đang có hiệu ứng tích cực trong cộng đồng khởi nghiệp.

Nói về mô hình này, Cơ thực lòng, đi ra từ làng và gần 20 làm nghề du lịch lữ hành xuôi ngược ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Khi đại dịch COVID-19 ập đến, ngành du lịch xem như ngừng hoạt động, anh cũng bị "bó gối". Chính trong thời điểm này “Hue Cuisine & Café” ra đời. Ban đầu ý tưởng anh đưa ra người thân rất ngại với lý do món ăn Huế đã mở nhiều, khó cạnh tranh, nhất là người trẻ đi sau.

 

Sâm bố chính trước khi ra sản phẩm của Công ty TNHH SBC Hoàng Gia

Với bản lĩnh không ngại khó, Cơ quyết tâm để ra đời mô hình nhà hàng ẩm thực đặc trưng riêng. Đó là xây dựng mô hình đạt chuẩn về chất lượng món ăn, không gian lịch sự, cung cách phục vụ chuyên nghiệp, các món ăn đặc sản, dân dã Huế như, bún bò, bánh bèo, nậm, lọc, bánh khoái, bún thịt nướng, bún mắm nêm, nem lụi, bánh cuốn thịt nướng... được nâng lên một tầm cao mới.

Những món ăn này ở Huế không lạ, không mới nhưng để thu hút được du khách và người dân địa phương thì hiện tại ở TP. Huế chưa có nhà hàng nào tinh tế đạt chuẩn để phục vụ khách du lịch.

Để ý tưởng thành hiện thực, Cơ nghiên cứu rồi tự mình chọn đầu bếp đến từ gia đình có truyền thống làm các món đặc sản dân dã Huế, hợp tác chế biến những món ăn chuẩn vị, đưa vào phục vụ trong một nhà hàng đạt chuẩn, sạch sẽ, an toàn thực phẩm. Với đội ngũ phục vụ được gửi đi đào tạo chuyên nghiệp, tạo nét riêng phục vụ khách tại Hue Cuisine & Café.

Phương châm kinh doanh của Cơ là:" Món ngon từ tâm", hơn nữa xuất thân trong nghề lữ hành nên anh rất rõ “gu” của thực khách cần gì, để làm hài lòng những ai ghé đến Hue Cuisine & Café. Để hình thành nên món ăn, nguyên liệu chế biến cũng được chọn lựa kỹ lưỡng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không dùng chất bảo quản, phụ gia nhằm đem đến cho thực khách những món ăn chuẩn vị, tốt cho sức khỏe... Dù mới đi vào hoạt động hơn một năm, “Hue Cuisine & Café” được khách hàng đánh giá là địa chỉ tin cậy cho người dân địa phương, du khách, công ty du lịch đưa khách đến Huế không thể không bỏ qua.

Đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp tại Hue Cuisine & Café

Hỏi về hiệu quả của mô hình, Cơ cho rằng, mong dịch COVID-19 ổn là mình vui. Hiện nay với mô hình này, anh được nhiều đối tác đến ngỏ ý xin sự nhượng quyền, xây dựng chuỗi Hue Cuisine & Café ở trong và ngoài nước đưa món ăn Huế vươn xa. Chính yếu tố này khi Cơ thuyết minh tại Cuộc thi, một chuyên gia khởi nghiệp quốc gia nhận định: "Người chủ bắt đầu lượm vàng từ Hue Cuisine & Café là có thật"

Cũng như với dự án (DA): "Mô hình phát triển và đa dạng sản phẩm sâm Bố Chính gắn liền với Làng nghề - Văn hóa - Du lịch tại Thừa Thiên Huế của Công ty TNHH SBC Hoàng Gia" do Hồ Nhật Phương (sinh năm 1983) thực hiện từ năm 2020 được BTC Cuộc thi thẩm định lọt vào chung kết và đạt giải C. Với kết quả này, Phương chia sẻ, sau nhiều năm làm du lịch nhận biết sâm Bố Chính rất tiềm năng ở vùng bán sơn địa huyện Bố Trạch, Quảng Bình là loại dược liệu quý, giá cả hợp lý lại hỗ trợ sức khỏe tốt cho mọi người. Nung nấu ý tưởng, cuối năm 2019 Phương chủ động đưa sâm Bố Chính về đất Cố đô Huế chế biến những sản phẩm chính, như sâm sấy khô, rượu sâm, mứt sâm... Từ năm 2020 đến nay, sản phẩm của Phương có chỗ đứng ở thị trường trong, ngoài tỉnh, doanh thu mỗi tháng không dưới 300 triệu đồng và giải quyết hơn 10 lao động nhàn rỗi địa phương. Hiện nay không dừng lại việc trao đổi mua bán trên thị trường, Phương tập xây dựng thương hiệu sâm Bố Chính, góp phần phát triển làng nghề văn hóa du lịch địa phương. Đồng thời, hợp tác với bà con ở vùng núi Nam Đông và A Lưới triển khai DA trồng sâm Bố Chính và cam kết thu mua sau mỗi vụ thu hoạch để tăng quy mô sản xuất kinh doanh cho công ty.

TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KHCN, Trưởng BTC Cuộc thi chia sẻ, năm nay có 12/53 ý tưởng, DA xuất sắc đạt giải thưởng; trong đó nhiều chủ nhân có tuổi đời còn khá trẻ nhưng đã mang hoài bão, không ngại khó tìm hướng đi tích cực trong kinh doanh. Đây là những hình mẫu có nguồn năng lượng tích cực, với khát vọng làm giàu để cộng đồng khởi nghiệp Cố đô học tập...

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng phụ nữ khởi nghiệp

Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Tứ Hạ (TX. Hương Trà) đã giúp nhiều hội viên, phụ nữ mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp, biến thử thách thành cơ hội...

Cùng phụ nữ khởi nghiệp
Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

TIN MỚI

Return to top