ClockThứ Tư, 28/11/2018 12:30

Khởi nghiệp ở Huế: Công nghệ thông tin chiếm ưu thế

TTH - Phong trào khởi nghiệp (startup) nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Thế nhưng, phần lớn những cá nhân, doanh nghiệp này đều có nền tảng từ thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), còn những lĩnh vực sản xuất, chế biến vẫn chưa mặn mà.

“Bước ra khỏi vùng an toàn” để khởi nghiệpCố vấn khởi nghiệp: Giá trị hơn tiền“Ai cũng có thể khởi nghiệp”

Chỉ cần thao tác vài giây trên smartphone bạn có thể mua hàng mà không cần phải ra chợ. Ảnh: Hữu Phúc

Chú trọng CNTT

Theo tìm hiểu, các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp hay những sáng kiến khởi nghiệp hiện nay ở tỉnh đều gắn liền với công nghệ. Nhiều người nói rằng, chỉ có vận dụng công nghệ thông tin hay nền tảng của thương mại điện tử mới có thể tạo ra những giá trị vượt trội, đưa sản phẩm cũng như DN lên tầm cao hơn, ra khỏi biên giới Việt Nam.

Ứng dụng CNTT đã là xu hướng tất yếu trong đời sống hiện nay, bởi đã qua cái thời chỉ biết mua hàng tại các chợ, siêu thị mà giờ đây việc mua hàng hóa khắp nơi trên thế giới diễn ra rất chóng vánh chỉ qua một cái nhấp chuột bàn phím. Hoặc giờ đây, khi cần thuê xe đi đâu đó, chỉ cần thao tác vài giây trên smartphone đã có hàng chục hãng xe sẵn sàng đón khách tận nhà… Việc các bạn trẻ chọn CNTT để khởi nghiệp là tương đối thuận lợi. Nhiều chuyên gia kinh tế nói rằng, phong trào khởi nghiệp hiện chủ yếu dựa vào CNTT, bởi thứ nhất, người trẻ bây giờ học hành đàng hoàng hơn, cuộc sống của họ thường gắn liền với CNTT nên am hiểu. Thứ hai, vì công nghệ là mới nên dễ dàng tạo ra được những “đại dương xanh”, thành công sẽ đến nhanh và nếu chẳng may thất bại, cơ hội để làm lại cũng không khó kiếm.

Ông Hà Văn Tuấn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho hay: “Hiện nay, phong trào khởi nghiệp ở Thừa Thiên Huế chỉ mới dừng lại ở nền tảng thương mại điện tử và CNTT do Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, chứ chưa lan ra các lĩnh vực khác, như nông nghiệp, chế biến, sản xuất, lao động… Sắp tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh lĩnh vực do chúng tôi phụ trách như lao động, dạy nghề,… để thúc đẩy lĩnh vực khởi nghiệp trong giới trẻ”.

Nhiều lĩnh vực có thế mạnh

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có rất nhiều lĩnh vực có thế mạnh như sản phẩm từ các làng nghề truyền thống Huế từ chế tác vàng bạc, đúc đồng, chạm khắc gỗ…. cho đến sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Tuy nhiên, các lĩnh vực này vẫn chưa có tín hiệu tốt trong khởi nghiệp để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu ra các tỉnh, thành hay xuất khẩu ra nước ngoài. Nhiều người dân Huế nói rằng: “Với một tỉnh mà phần lớn là nông nghiệp như Thừa Thiên Huế, nếu có chiến lược để nâng giá trị nông sản, chẳng hạn như thanh trà Thủy Biều, quýt Hương Cần, dứa, chuối Nam Đông, A Lưới,… hoàn toàn có thể chinh phục không chỉ thị trường trong nước mà còn có thể xuất khẩu”.

Mới đây, đến thăm làng nghề chạm khắc gỗ Mỹ Xuyên, huyện Phong Điền. Không khí làm việc ở đây cũng không mấy tất bật, bởi đơn hàng của họ không nhiều lắm, chỉ loanh quanh trong tỉnh và một số tỉnh. Một số người thợ chia sẻ: “Hiện nay, nhiều thợ làm mộc, nhất là giới trẻ đều vào Nam lập nghiệp, ở quê chẳng còn bao nhiêu hộ theo nghiệp mộc này”. Hay như làng nghề đúc đồng Phường Đúc, thành phố Huế, không khí mua bán, xuất khẩu hàng đồng mỹ nghệ nơi đây cũng không mấy sáng hơn.

Để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp rộng khắp, bao trùm trên nhiều lĩnh vực, đòi hỏi các cấp, các ngành, nhất là các tư lệnh ngành chuyên môn như nông nghiệp, lao động… cần vào cuộc một cách tích cực, đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, khuyến khích kêu gọi những startup tham gia vào cuộc chơi, bởi cơ hội ở mọi nơi, chỉ cần có óc sáng tạo, nghĩ mới, làm mới những sản phẩm tưởng chừng đã quen thuộc nhưng gắn liền với đời sống thì các startup sẽ chinh phục được thị trường.

Hoàng Trọng Bửu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

TIN MỚI

Return to top