ClockThứ Hai, 26/11/2018 05:45

“Ai cũng có thể khởi nghiệp”

TTH - Trong cuốn “Cơ hội khởi nghiệp” (năm 2018) hai tác giả Sean Wise - Brad Feld đã dành hẳn một chương để nhấn mạnh “Ai cũng có thể khởi nghiệp”, trong đó khẳng định ngày nay là một thời đại tuyệt vời để khởi sự kinh doanh. Thực tế cũng đã chứng minh, nhiều nhà khởi nghiệp đã thành công từ những ý tưởng rất bình dị. Quan trọng là độc đáo và tạo nên sự khác biệt.

Cố vấn khởi nghiệp: Giá trị hơn tiềnGỡ vốn cho khởi nghiệp

Một số sản phẩm từ phong trào khởi nghiệp năm 2018 của Thừa Thiên Huế

Trên diễn đàn tọa đàm “Khởi nghiệp sáng tạo và phát triển nghề nghiệp của thanh niên Việt Nam” (tổ chức tại TP. Huế cuối tháng 8/2018), TS. Nguyễn Hữu Chúc (Trường cao đẳng Công nghiệp Huế) đã chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp cảm động của sinh viên Lê Văn Hóa, cũng là người đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc qua chương trình truyền hình Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỉ.

Lê Văn Hóa (SN 1994) là sinh viên ngành cơ khí kỹ thuật của Trường cao đẳng Công nghiệp Huế. Ngay từ khi mới là cậu học trò nhỏ lớp 7, lớp 8 ở vùng quê nghèo Quảng Trị, Hóa đã ấp ủ chế tạo ra chiếc xe lăn để có thể hỗ trợ vận động cho người cha bị tai biến của mình. Tốt nghiệp THPT, Hóa đủ điểm đậu đại học, nhưng cuối cùng cậu học sinh nghèo ấy đã quyết định rẽ ngang để học nghề, đầu quân cho Trường cao đẳng Công nghiệp Huế. Tại đây, được sự tiếp sức của các giảng viên, Hóa càng có thêm nhiều cơ hội để hoàn thiện sản phẩm là chiếc xe lăn mơ ước của mình. Cùng với sự hỗ trợ của Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư cộng hưởng, Hóa đã mở được Công ty Phát triển sản phẩm thông minh VH trước khi đến với sân chơi “Thương vụ bạc tỉ”.

“Theo em biết, cứ 10 người bị khuyết tật vận động ở nước ta thì có 8 người có nhu cầu về xe lăn và xe lăn điện, nhưng chỉ có 3 người trong số đó có đủ điều kiện kinh tế để mua xe lăn điện của nước ngoài. Em phát triển sản phẩm này với giá rẻ nhất, phù hợp với túi tiền của người khuyết tật Việt Nam nhất”, Hóa tự tin. Hiện nay, Công ty Phát triển sản phẩm thông minh VH đã phát triển được 4 dòng sản phẩm, gồm: xe lăn 3 bánh dành cho người khuyết tật nhẹ; xe lăn dùng cho người già và người khuyết tật; xe đa năng có thể hỗ trợ người khuyết tật đứng và xe đa năng vừa hỗ trợ người khuyết tật đứng, nằm, ngồi, di chuyển tới – lùi. Trong đó, riêng sản phẩm đa năng có thể hỗ trợ người khuyết tật đứng của Hóa có giá khoảng 8 triệu đồng/chiếc, trong khi một sản phẩm có chức năng tương tự của nước ngoài có giá khoảng 24 triệu đồng. Hóa xúc động: “Những dòng sản phẩm này giúp đỡ rất hữu ích cho những người khuyết tật như bố em”.

Câu chuyện của Lê Văn Hóa và những sản phẩm xe lăn xuất phát từ tấm lòng hiếu thảo của cậu ấy đã thuyết phục được các “cá mập” trong “Thương vụ bạc tỉ”, với mức đầu tư 1 tỷ đồng lấy 36% cổ phần. Và điều đáng quý nữa là, trong thương vụ này, các nhà đầu tư không hướng mục đích cụ thể đến vấn đề lợi nhuận, mà chính là cộng hưởng và tiếp sức cho nỗ lực hỗ trợ người khuyết tật của Hóa.

Trở lại câu chuyện “Ai cũng có thể khởi nghiệp” trong “Cơ hội khởi nghiệp”, hai tác giả Sean Wise - Brad Feld phân tích rằng lợi thế lớn nhất của các nhà khởi nghiệp hiện nay là sống trong thời đại 4.0. Chính sự phát triển mạnh mẽ của “thế giới ảo” internet, sự tăng trưởng của người dùng điện thoại thông minh, sự bùng nổ của các ứng dụng… đang khiến cho bất kỳ ai cũng có thể mở công ty khởi nghiệp. Tuy nhiên, theo hai chuyên gia này, để không bị ảo tưởng hoặc lạc lối ngay tại điểm xuất phát, thì điều quan trọng nhất là ngay từ đầu các nhà khởi nghiệp cần phải đầu tư để tìm hiểu làm thế nào để tận dụng một cơ hội tốt.

Trong một lần truyền cảm hứng về động lực khởi nghiệp cho cộng động khởi nghiệp ở Huế, ông Phạm Duy Hiếu – Giám đốc Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ, nhấn mạnh rằng ai cũng có thể khởi nghiệp, nhưng thành công chỉ đến với người xác định được “thái độ dấn thân” và không từ bỏ khi thất bại. “Khởi nghiệp không phải là một con đường chỉ để kiếm tiền, mà còn là con đường để bạn tìm cách giải quyết vấn đề nào đó của ai đó đang gặp phải. Chừng nào bạn giải quyết được thì xã hội sẽ trả công cho bạn. Lời khuyên của tôi đối với các bạn trẻ là hãy không ngừng học hỏi. Mỗi một lần thất bại mà không bỏ cuộc thì sẽ học được nhiều hơn một chút. Để rồi khi khởi sự lại, chúng ta lại học được điều gì đó. Sau nhiều lần thất bại như thế, càng ngày bạn càng trưởng thành. Sự trưởng thành ấy sẽ đem thành công đến với bạn”, chuyên gia Phạm Duy Hiếu nói.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng phụ nữ khởi nghiệp

Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Tứ Hạ (TX. Hương Trà) đã giúp nhiều hội viên, phụ nữ mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp, biến thử thách thành cơ hội...

Cùng phụ nữ khởi nghiệp
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội

Tuyển công nhân đóng gói tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý của người lao động, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bối cảnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần bổ sung hàng ngàn lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu thị trường. Dưới đây là thông tin chi tiết về cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại thủ đô

Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội
Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Return to top