ClockThứ Hai, 04/05/2020 14:21

Không để tinh thần khởi nghiệp “chùng xuống”

TTH - Việc ươm tạo các dự án và thúc đẩy, phát triển các hoạt động khởi nghiệp của giảng viên, sinh viên qua online là cách làm chính trong bối cảnh dịch COVID-19.

Giữ chí khởi nghiệpKết nối giới thiệu sản phẩm để lan tỏa tinh thần khởi nghiệpKhai trương hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Huế

Dự án khởi nghiệp Sen Thảo sáng tạo các mẫu sản phẩm mới trong thời gian qua

Ươm tạo qua online

Vừa qua (tháng 3/2020), dự án khởi nghiệp Sen Thảo đã thành lập được công ty (TNHH Sen Thảo), chuẩn bị đẩy mạnh các sản phẩm ra thị trường. Anh Nguyễn Thanh Thảo, đại diện công ty chia sẻ: “Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, mình tập trung nghiên cứu, sáng tạo các mẫu mới như túi, nệm, tấm lót ly và chuột bàn phím máy tính, nhang từ sen. Những sản phẩm này khi làm xong gửi mẫu cho Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo ĐH Huế góp ý, đồng thời thúc đẩy nhanh nguồn vốn. Chúng tôi làm việc qua online để duy trì hoạt động khởi nghiệp”.

Sen Thảo là một trong những dự án được duy trì ươm tạo, thúc đẩy phát triển trong thời gian qua, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh. TS. Hoàng Kim Toản, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo ĐH Huế chia sẻ, trong tình hình dịch bệnh, việc ươm tạo, thúc đẩy các dự án vẫn được triển khai, song có sự thay đổi về cách làm, chủ yếu qua online. Đơn vị ươm tạo cùng các dự án tạo ra các nhóm để làm việc trực tuyến, đồng thời điều chỉnh kế hoạch để hoạt động ươm tạo, phát triển các dự án không bị gián đoạn.

“Qua giai đoạn 1 là hỗ trợ, kiểm chứng ý tưởng, xây dựng mô hình kinh doanh thì đến nay chúng tôi chuyển sang giai đoạn 2 với mức độ các dự án khác nhau. Trong đó, thay vì làm việc thực tế cơ sở và ngoài thị trường, chúng tôi kết nối làm việc với các chuyên gia của quốc tế và tiếp tục huấn luyện các nhóm dự án bộ công cụ thuần thục, lập kế hoạch khảo sát và phỏng vấn khách hàng, đồng thời chuẩn bị các bước để khi hết dịch có thể đưa sản phẩm dự án ra thị trường”, TS. Hoàng Kim Toản chia sẻ.

Ngoài việc ươm tạo dự án, với những dự án có sản phẩm để ra thị trường, việc kết nối nhà đầu tư, đơn vị hỗ trợ cũng đang được triển khai online. Ông Đinh Gia Hưng, Giám đốc Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tỉnh chia sẻ, việc tư vấn, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp diễn ra thường xuyên qua điện thoại hoặc mạng xã hội. Đối với các dự án cần hỗ trợ, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tỉnh hướng dẫn họ hoàn thiện hồ sơ thủ tục qua hình thức trực tuyến, chỉ có bước thẩm định trực tiếp để hội đồng xét duyệt, thông qua mới cần đi cơ sở, gặp chủ dự án sau thời gian hết dịch.

Nguyễn Hoàng Nhật Quang, sinh viên Trường ĐH Kinh tế, đại diện nhóm dự án Save Blood tiết lộ: “Thời gian qua, chúng em vẫn kết nối trực tuyến làm việc với nhau và hoàn thành giao diện web của dự án, đồng thời chuẩn bị ra mắt phiên bản mới trên hệ điều hành iOS của Iphone. Bất tiện và mất thời gian hơn so với làm việc trực tiếp, nhưng vẫn có thể giải quyết được công việc của dự án khởi nghiệp qua hình thức trực tuyến”.

“Giữ lửa” tinh thần khởi nghiệp

Phát triển hoạt động khởi nghiệp trong trường học là chủ trương được Chính phủ quan tâm và đã phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Theo TS. Hoàng Kim Toản, trải qua nhiều giai đoạn, từ việc tạo phong trào, các hoạt động khởi nghiệp trong trường học đến nay hoạt động khởi nghiệp đã lan tỏa đến giảng viên, sinh viên. Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cần được làm thường xuyên để tránh tinh thần khởi nghiệp, nhất là trong giới trẻ “chùng xuống” vì vậy trung tâm cũng đang mở ra các kế hoạch để thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp.

Hiện, ĐH Huế đã khởi động các cuộc thi về khởi nghiệp, trong đó có cuộc thi “10 Days Breakthrough, Summer 2020” (10 ngày bứt phá, hè 2020) và hoạt động liên quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên. Việc phát động các cuộc thi là cách “giữ lửa” để ngay khi sinh viên nghỉ học tập trung vẫn có thể tham gia, đề xuất và chuẩn bị các dự án trong thời gian ở nhà.

Ngoài ra, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế cùng các cơ sở đào tạo tăng cường các hoạt động tuyên truyền, thông tin trong sinh viên về các bài học, kinh nghiệm liên quan đến khởi nghiệp và phát triển dự án. Đồng thời, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên qua online với khoảng 40 người về tổ chức sự kiện và truyền thông để lan tỏa, hỗ trợ triển khai các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ nhật xanh lan tỏa tinh thần thiện nguyện

Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Chủ nhật vì cộng đồng” được TP. Huế phát động và duy trì tổ chức trên địa bàn thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần tạo nên môi trường sạch đẹp, văn minh, đồng thời lan tỏa tinh thần thiện nguyện thông qua những mô hình, hành động ý nghĩa.

Chủ nhật xanh lan tỏa tinh thần thiện nguyện
Sáng tạo trong chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân

Từ các hoạt động thể thao, văn hóa đến những buổi chia sẻ cân bằng cuộc sống, công đoàn và Công ty HBI Huế đang tạo nên một môi trường làm việc năng động, gắn kết cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ).

Sáng tạo trong chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân
Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

TIN MỚI

Return to top