ClockThứ Tư, 05/01/2022 06:32

Ươm mầm khởi nghiệp

TTH - Từ năm 2016, Chính phủ phát đi thông điệp “hãy biến Việt Nam thành một quốc gia khởi nghiệp”. Thừa Thiên Huế đón luồng không khí mới với mong muốn có nhiều cá nhân, tổ chức, người trẻ… đầu tư khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, Thừa Thiên Huế không ngừng “thắp lửa” đầu tư nguồn lực, chính sách, cơ chế hỗ trợ cho khởi nghiệp và xem đó không chỉ là phong trào “sớm nở tối tàn” mà trở thành một định hướng lâu dài cho địa phương và cả đất nước bước vào hội nhập quốc tế.

Trao giải thưởng Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạoHỗ trợ sinh viên từ mô hình câu lạc bộ khởi nghiệpThúc đẩy hiệu quả phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Lãnh đạo tỉnh trao giải thưởng Cuộc thi Khởi nghiệp năm 2021

Những năm qua, Thừa Thiên Huế triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST); trong đó đã ký thỏa thuận hợp tác với Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp KHCN Việt Nam về triển khai chương trình hỗ trợ đồng hành xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp (HSTKN) tại địa phương. Hàng năm tổ chức các cuộc thi, diễn đàn, tập huấn cho các cá nhân, DN khởi nghiệp... Tỉnh đã công bố đề án Cố đô khởi nghiệp giai đoạn 2021-2025 để cụ thể hóa cơ chế chính sách hỗ trợ, phát triển các DN KNĐMST sát thực tiễn, phù hợp với nguồn lực điều kiện địa phương... góp phần tạo nền tảng liên kết, kết nối mới, đưa HSTKN tỉnh phát triển cùng với mạng lưới hỗ trợ HSTKN quốc gia.

Đến nay, tỉnh đã xét trao hơn 40 giải thưởng cho các tổ chức, nhóm cá nhân, cá nhân có ý tưởng, dự án (DA) khởi nghiệp có tiềm năng nhất, trong đó giới thiệu các DA, DN khởi nghiệp ở địa phương tham gia đạt giải cuộc thi khởi nghiệp vùng Bắc Trung bộ tổ chức tại Nghệ An, với 1 DA đạt giải nhất và 1 DA đạt giải 3; 4 DN, nhóm cá nhân đạt giải thưởng cuộc thi Vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên tại Huế. Những ý tưởng, DA, DN dù đạt giải thưởng cấp tỉnh, cấp vùng đến nay đã thương mại hóa được sản phẩm, thậm chí đưa ra thị trường Mỹ, châu Âu, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, như DA "Gia vị bún bò và các sản phẩm khai thác giá trị tài sản trí tuệ thương hiệu bún bò Huế”; DA "Nâng cao giá trị kinh tế và thương mại hóa các sản phẩm từ cây Atiso đỏ"; DA "Ứng dụng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống cho ngành sản xuất giày dép thời trang"...

TS. Cung Trọng Cường, Giám đốc Trung tâm KNĐMST tỉnh chia sẻ, về bản chất, cụm từ khởi nghiệp đến nay vẫn hiểu nôm na là “khởi sự kinh doanh”, dù ý tưởng khởi nghiệp đó được bắt đầu ở lĩnh vực kinh doanh nào. Ở góc độ môi trường để khởi nghiệp tại Thừa Thiên Huế, các tổ chức, cá nhân, DN khởi nghiệp có nhiều lợi thế, như khai thác tiềm năng thế mạnh ở vùng đất di sản, giàu bản sắc văn hóa du lịch Cố đô; có cơ hội kết nối với các nguồn lực trong, ngoài nước đa dạng hơn; nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phong phú hơn… Tuy nhiên, sức ép cũng không hề nhỏ, bởi các DA, DN khởi nghiệp nhỏ, trẻ phải cạnh tranh với những người đi trước vì bất cứ ngành nghề nào cũng đã có những DN thành công, chiếm lĩnh thị phần...

Theo TS. Cường, việc xác định đúng cả lợi thế và những bất lợi của mình có vai trò khá lớn trong khởi nghiệp. Trong đó, xây dựng được một hệ sinh thái tốt cho việc ươm mầm các ý tưởng khởi nghiệp là rất quan trọng. Đó là hệ thống chính sách khuyến khích KNĐMST, các kênh cấp vốn, xây dựng mạng lưới nhà đầu tư cho khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ hàng hóa - dịch vụ, cung cấp tri thức và thông tin hỗ trợ cho các DN mới…

Trong lời phát biểu tại lễ trao giải Cuộc thi KNĐMST Thừa Thiên Huế năm 2021 mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chia sẻ, với quan điểm đồng hành cùng DN, giai đoạn 2021-2025, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ ý tưởng, DA, DN khởi nghiệp bằng nhiều hình thức, như nắm bắt kịp thời khó khăn của DA, DN để có biện pháp hỗ trợ; tạo điều kiện, hỗ trợ kết nối các DA, mô hình có tính khả thi đến các trung tâm ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ hộ kinh doanh có đủ khả năng phát triển thành DN thực hiện chuyển đổi thành DN; hỗ trợ DN tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho các DN khởi nghiệp...

Đó chính là "chìa khóa" được kỳ vọng sẽ góp sức xây dựng một môi trường khởi nghiệp lành mạnh, năng động cho các DN khởi nghiệp giúp họ từng bước “ươm mầm, nuôi lớn” các ý tưởng, DA khởi sự kinh doanh trên nhiều lĩnh vực ở vùng đất Cố đô Huế.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng phụ nữ khởi nghiệp

Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Tứ Hạ (TX. Hương Trà) đã giúp nhiều hội viên, phụ nữ mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp, biến thử thách thành cơ hội...

Cùng phụ nữ khởi nghiệp
Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Diễn đàn kết nối trí thức trẻ khởi nghiệp

Ngày 9/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức diễn đàn "Trí thức trẻ khởi nghiệp" với chủ đề "Nơi hội tụ ý tưởng và cơ hội mới". Hơn 100 đoàn viên thanh niên, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia diễn đàn.

Diễn đàn kết nối trí thức trẻ khởi nghiệp
Kích cầu nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo

Chính sách hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo luôn là đòn bẩy giúp các chủ thể này tạo dựng, hình thành môi trường tốt để sáng tạo ra những ý tưởng mới, sản phẩm mới.

Kích cầu nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo

TIN MỚI

Return to top