ClockThứ Sáu, 05/04/2024 10:50

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

TTH - Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

Bồi đắp "lá phổi xanh" ở thượng nguồn sông Ô LâuBảo vệ “lá phổi xanh” của thành phốBảo vệ “lá phổi xanh”

Khuôn viên nhà máy tạo "lá phổi xanh" cho TP. Huế và là địa chỉ cho học sinh, sinh viên đến tham quan học tập 

Đưa vào vận hành từ năm 2020, Nhà máy xử lý nước thải đặt ở phường An Đông (TP. Huế) thuộc Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế (nguồn vay ODA Nhật Bản) có công suất 30.000m3/ngày đêm, diện tích 9,6ha. Nhà máy xử lý nước thải với hệ thống máy móc kỹ thuật hiện đại, nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Nhật Bản, Italy…

Theo quy trình, nước thải sinh hoạt được thu gom qua hệ thống ống ngầm từ các phường nội, ngoại thành, dẫn về 7 trạm bơm đặt ở gần sông An Cựu, sông Như Ý dẫn vào nhà máy xử lý nước thải. Tại đây, nước thải sẽ được xử lý sơ bộ để loại bỏ cát và các chất thải rắn lơ lửng bằng biện pháp cơ học, sau đó đi qua các bể xử lý sinh học và hệ thống khử trùng để xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Nhà máy có 2 bể chứa dùng để tách riêng nước và bùn thải. Trong bể chứa có hệ thống làm sạch bùn trước khi bơm vào máy ép bùn. Việc vận hành hệ thống xử lý này đều được tự động hóa. Đáng nói là nhờ hệ thống này, mùi hôi từ nước thải được giảm bớt, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Còn lượng bùn thải sau khi được xử lý sẽ bơm thẳng vào hệ thống máy ép bùn trọng lực, cho ra phân bón.  Còn nước thải sau xử lý tại nhà máy một phần sẽ được sử dụng tưới cây xanh trong khuôn viên; phần còn lại sẽ thải ra sông theo hệ thống đường ống ngầm, chất lượng nước thải được Sở TN&MT quan trắc, đánh giá chất lượng theo định kỳ.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày, nhà máy này tiếp nhận, xử lý 17.000 đến 20.000m3 nước thải sinh hoạt của người dân hơn 12 phường ở TP. Huế thải ra, đáp ứng quy định của Bộ TN&MT. Công trình góp phần xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải không được kiểm soát và không được xử lý, qua đó góp phần nâng cao sức khỏe, nhận thức của cộng đồng về vệ sinh môi trường, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng một thành phố xanh trên đà trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Mới đây ghé thăm lại Nhà máy xử lý nước thải TP. Huế, chúng tôi ấn tượng những không gian xanh nơi đây. Trong đó hệ thống cây xanh, hoa, thảm cỏ bao phủ khắp nhà máy, mang lại sự trong lành, cải thiện không khí. Đây thực sự không chỉ là một nhà máy xử lý nước thải để cải thiện môi trường, mà còn  được xem là một “lá phổi xanh” trong lòng đô thị Huế.

Giám đốc Ban quản lý DA Cải thiện Môi trường nước TP. Huế Nguyễn Thanh Tuấn Anh chia sẻ, kể từ ngày Nhà máy xử lý nước thải này đưa vào hoạt động đã trở thành địa chỉ cho nhiều học sinh, sinh viên các trường đến tham quan thực tập, trao đổi thêm kiến thức, kinh nghiệm. Qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tái tạo nguồn tài nguyên nước…

Lãnh đạo Sở TN&MT nhận định, Nhà máy xử lý nước thải TP. Huế nằm ở vị trí thuận lợi, cạnh khu hành chính tập trung và các đô thị mới phía đông của thành phố Huế mở rộng đã, đang có nhiều công trình, dự án lớn hình thành hứa hẹn góp phần kiến tạo thêm nhiều mảng xanh, “lá phổi” cho đô thị Huế.

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục Huế cần có sự đồng hành của các doanh nghiệp

Huế là địa phương có truyền thống trọng giáo dục, nhưng thu hút đầu tư tư nhân vào giáo dục còn chậm. Tổ hợp giáo dục FPT bắt đầu hoạt động vào năm 2025 hứa hẹn cung cấp cho địa phương nguồn nhân lực chất lượng cao, khỏa lấp cơn khát kỹ sư công nghệ.

Giáo dục Huế cần có sự đồng hành của các doanh nghiệp
Bắt nhóm trộm "cuỗm" hàng chục xe máy

Ngày 8/10, Công an thành phố Huế cho biết vừa phá thành công chuyên án, làm rõ nhóm “siêu trộm” gây ra 13 vụ trộm cắp xe mô tô trên địa bàn.

Bắt nhóm trộm cuỗm hàng chục xe máy

TIN MỚI

Return to top