ClockThứ Năm, 14/11/2024 06:00

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

TTH - Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sảnTuyên truyền quy định mới về xử phạt vi phạm trong hoạt động thủy sảnThêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

 Ông Nhật thu hoạch cá dìa

Đất đai thì nhiều nhưng một thời ông Nhật không biết trồng cây gì, nuôi con gì để thoát cảnh nghèo khó. Từ khi được Hội Nông dân các cấp tư vấn, định hướng, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, ông Nhật không chỉ mạnh dạn nuôi trồng thủy sản (NTTS) mà còn mở rộng, phát triển quy mô nuôi đến 9ha. Trên diện tích này, ông đào 26 hồ, bình quân mỗi hồ rộng 3.000 - 5.000m2 nuôi thủy sản xen ghép.

Những ngày đầu khai hoang NTTS, ông Nhật gặp muôn vàn khó khăn. Diện tích khai hoang lớn, không thể đào bằng thủ công, lại cần nguồn vốn lớn để đầu tư đào hồ, mua sắm trang thiết bị máy móc, con giống, thức ăn… phục vụ nhu cầu nuôi trồng. Từ nguồn vốn tích lũy cộng với vốn vay từ nhiều kênh, ông Nhật đầu tư hết vào NTTS. Từ mấy năm nay, hằng năm ông thả nuôi 100 triệu con tôm, 10 vạn con cua, cá dìa 120 vạn con, cá đối 10 vạn con. Nhờ nắm bắt kỹ thuật, xử lý dịch bệnh hiệu quả nên sản lượng từ NTTS mỗi năm rất khả quan, riêng tôm mỗi năm thu 15 tấn, cá dìa 54 tấn, cá đối 30 tấn. Tổng thu nhập từ NTTS hơn 11 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, ông lãi khoảng 2 tỷ đồng/năm.

Để phục vụ nguồn thức ăn cho NTTS của gia đình, đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, ông Nhật đầu tư thêm mô hình kinh doanh thức ăn, bằng cách bán thức ăn sau thu hoạch mới thanh toán cho gần 200 lượt hộ nuôi, với số tiền mỗi hộ dao động từ 60 - 100 triệu đồng/hộ. Doanh thu từ lĩnh vực này hàng năm đạt 12 tỷ đồng. Qua đó góp phần hỗ trợ hộ nông dân nghèo, hội viên nông dân phát triển NTTS. Như vậy, ước tính hàng năm tổng doanh thu của gia đình từ NTTS và kinh doanh thức ăn NTTS đạt 23 tỷ đồng, trừ mọi chi phí, lợi nhuận khoảng 2,35 tỷ đồng/năm.

Ông Nhật chia sẻ, để có kết quả đó, trong quá trình NTTS, ngoài những kinh nghiệm thực tiễn, ông thường xuyên hợp tác với các công ty lớn trong lĩnh vực NTTS để ứng dụng công nghệ, khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng. Ông còn được các công ty đối tác thường xuyên tổ chức học tập kinh nghiệm và tập huấn khoa học - kỹ thuật tại nhiều địa phương trong nước và trên 10 quốc gia. Qua đó, ông đúc kết và rút ra những quy trình, phương pháp canh tác nuôi trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương để áp dụng vào mô hình NTTS của mình.

Ông Nhật cũng luôn tiên phong gương mẫu tham gia các hoạt động hội và phong trào nông dân ở địa phương; sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm mà mình có được trong NTTS cho hội viên, nông dân để cùng phát triển kinh tế gia đình. Mô hình NTTS của ông Nhật còn giải quyết, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động địa phương với mức thu nhập từ 12 triệu đồng/tháng và tạo việc làm thời vụ cho 40 lao động.

Ông Hồ Minh Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Gia đánh giá, mô hình NTTS của ông Nhật không chỉ là điển hình của hội viên, nông dân địa phương mà còn toàn huyện Phú Vang, thậm chí toàn tỉnh. Những hỗ trợ của hội nông dân các cấp chủ yếu là "cần câu", định hướng, điều quan trọng là sự nỗ lực, cố gắng vươn lên, đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế một cách có bài bản của ông Nhật. Mô hình này cũng là điểm sáng, động lực cho hội viên, nông dân học tập, mạnh dạn đầu tư phát triển nhằm khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế NTTS tại địa phương và trên địa bàn huyện Phú Vang.

Bài, ảnh: Thanh Nga
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang tăng lên. Điều này kéo theo những vấn đề lo ngại về bệnh tật, nguồn thức ăn cho thủy sản, môi trường nước và các chi phí khác... Việc nghiên cứu thành công sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho một số loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh mở ra cơ hội mới và những lợi ích kinh tế, xã hội đi kèm.

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn
Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 3/10, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2022; khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn “Bắt bị can để tạm giam”, “khám xét” đối với 5 đối tượng về hành vi “Nhận hối lộ” quy định tại khoản 2, điều 354 Bộ luật hình sự.

Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế
FAO: Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo

Trong một cuộc họp gần đây ở Italy, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra một báo cáo quan trọng về nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, trong đó, nhấn mạnh nhu cầu đầu tư nhiều hơn vào Chuyển đổi Xanh để thực phẩm thủy sản có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc chấm dứt tình trạng đói nghèo toàn cầu.

FAO Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo
Thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Từ một hộ nông dân thuộc diện khó khăn, hộ nghèo, ông Trần Hưng Dũng ở tổ dân phố Giáp Thượng 1, phường Hương Văn (TX. Hương Trà) đã vươn lên ổn định cuộc sống, từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Thoát nghèo, vươn lên làm giàu
Return to top