ClockThứ Ba, 20/08/2024 06:17

Lập sinh kế, giúp phụ nữ khởi nghiệp

TTH - Thông qua các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển kinh doanh, giảm nghèo bền vững, làm giàu chính đáng, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã cùng với các cấp hội từng bước nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Phụ nữ khởi nghiệp và những rào cản Phụ nữ không đơn độc trên con đường khởi nghiệpChắp cánh cho ước mơ khởi nghiệp của phụ nữ

 Chị Ngô Thị Như Trang (bên phải) đã vay vốn đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh của gia đình

Từ những điển hình

Gia đình chị Ngô Thị Như Trang, hội viên phụ nữ phường Thủy Biều, hiện đang kinh doanh các sản phẩm phục vụ du lịch, phục vụ du khách đến chụp hình tại đường Huyền Trân Công chúa, TP. Huế. Khi nhận thấy tiềm năng của dịch vụ này, thay vì nhập một số sản phẩm như hương, trầm, nón lá... về bán để phục vụ du khách, gia đình chị Trang tự làm để tiết kiệm chi phí và tạo thêm việc làm cho các thành viên trong gia đình. “Tôi cũng đắn đo, vì muốn làm là phải đầu tư vật liệu, trang thiết bị. Được Hội LHPN phường khuyến khích và hỗ trợ làm hồ sơ vay vốn khởi nghiệp, vợ chồng tôi quyết định “liều” để mở rộng quy mô cửa hàng”, chị Trang bộc bạch.

Khi có vốn, chị Trang đã mua thêm máy móc, vật liệu để làm hương, trầm và nón... Từ việc làm để bán phục vụ khách du lịch, sản phẩm hương, trầm đa dạng... được đánh giá cao về chất lượng, nên đã có thêm các mối sỉ tìm đến mua. Quy mô được mở rộng lên 6 nhân công, với mức thu nhập từ 7-10 triệu người/tháng. Kinh tế gia đình chị Trang ngày càng đi lên.

Không chỉ hỗ trợ các sản phẩm, xây dựng đề án trong quá trình dự thi khởi nghiệp, Hội LHPN phường Xuân Phú, TP. Huế luôn đồng hành cùng các hội viên trong quá trình giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các chương trình, hoạt động, như: Tham gia tại Hội chợ Festival Huế; chương trình Tết Huế hàng năm; gian hàng ẩm thực đặc sản địa phương tại không gian ngày hội Hương sắc Huế; giới thiệu sản phẩm tại chợ Quê – cầu ngói Thanh Toàn; gian hàng triển lãm, kết nối, giới thiệu mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế; giao lưu các mô hình phụ nữ khởi nghiệp...

Được sự giúp đỡ, kết nối của hội LHPN các cấp, chị Tôn Nữ Kim Quý, hội viên Hội LHPN phường Xuân Phú đã thành lập Công ty CP Inter foods natural, gồm các mặt hàng gia vị Huế và sản phẩm vịt quay rút xương, tạo công ăn việc làm cho 25 lao động, trong đó có 15 nữ, với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Sản phẩm khởi nghiệp của công ty do chị Tôn Nữ Kim Quý làm giám đốc đã được tiêu thụ nhiều nơi trên địa bàn của tỉnh, TP. Huế và một số tỉnh lân cận.

Đa dạng các hình thức

Với việc triển khai thực hiện những mô hình khác nhau, phù hợp với điều kiện của từng cấp hội, như: "Tiết kiệm khởi nghiệp”, “Tiết kiệm xanh”, “Tiết kiệm bảo vệ môi trường”, “Biến rác thành tiền”, “Tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế”,… các cơ sở hội đã thu được gần 1,5 tỷ đồng. Đây chính là nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ sinh kế, giúp phụ nữ tự lực vươn lên vượt khó, thoát nghèo, hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế, hỗ trợ bảo hiểm y tế, nhận đỡ đầu trẻ mồ côi, đồng hành cùng phụ nữ yếu thế...

Các mô hình tiết kiệm “Đổi ngày công, con giống”, “Hũ gạo tình thương”, “Nuôi heo đất”, “Ống tre tiết kiệm”… cũng được duy trì, đã hỗ trợ cho cán bộ, hội viên, phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình.

Hội LHPN tỉnh chú trọng việc hỗ trợ, duy trì hiệu quả HTX do phụ nữ quản lý, tổ hợp tác, tổ liên kết phát triển kinh tế. Hiện, các cấp hội đã kiện toàn và thành lập mới 125 tổ liên kết, 21 tổ hợp tác, 10 HTX có phụ nữ tham gia quản lý; duy trì 17 mô hình sinh kế theo chuỗi giá trị, các sản phẩm truyền thống, hữu cơ, an toàn, đặc sản... Hàng năm, giúp đỡ hàng trăm hộ nghèo có phụ nữ thoát nghèo.

Theo bà Trần Thị Kim Loan, TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, vốn vay vẫn là yếu tố quan trọng để giúp phụ nữ khởi nghiệp. Các cơ sở hội rà soát, vận động, tạo điều kiện để hội viên dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi được ủy thác qua kênh phụ nữ. Hiện, hội LHPN các cấp đã hỗ trợ vốn vay với tổng dư nợ  2.559 tỷ đồng với 1.235 tổ vay, cho  53.643 hội viên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội; tổng dư nợ trên 450 tỷ đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Liên Việt, các nguồn hỗ trợ của Dự án (Rồng Xanh, Life DM...) cho hộ gia đình, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Chính từ sự trợ lực của các nguồn vốn đã góp phần tạo việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh, tái lập sinh kế giúp phụ nữ thoát nghèo, góp phần vào công tác giảm nghèo của địa phương.

Bài, ảnh: Thảo Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

TIN MỚI

Return to top