ClockThứ Bảy, 23/04/2022 06:58

Liên kết doanh nghiệp, trao cơ hội kinh doanh cho nhau

TTH - Để đi nhanh hơn và đi xa hơn, nhiều doanh nghiệp (DN) đã và đang liên kết với nhau cùng nâng tầm DN và trao cho nhau cơ hội kinh doanh.

Kết nối chuyên sâu lĩnh vực nông nghiệp - ẩm thực

Các thành viên đến thăm, tìm hiểu sản phẩm các DN của nhau

Sau khi tham gia các buổi cà phê kết nối giao thương do Cộng đồng kết nối các DN (OBC – One Business Connection) tại Huế tổ chức, có cơ hội gặp gỡ tìm hiểu những lĩnh vực kinh doanh khác nhau giữa các DN thành viên, anh Lê Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nhân Tâm chuyên về đào tạo tư duy và kỹ năng mềm đã tìm được đối tác là chị Phạm Thị Kim Oanh, Công ty TNHH MTV Giáo dục và đào tạo kỹ năng IQ Math để liên kết phát triển.

“Hiện hai bên đang kết hợp chuẩn bị tổ chức chương trình đào tạo các khóa học như team building, bố mẹ thấu hiểu con cái. Với thuận lợi trung tâm tôi có các chương trình đào tạo và bên IQ Math có khách hàng. Vì vậy, chúng tôi sẽ cùng nhau lập liên minh đào tạo các chương trình để có thể sử dụng sản phẩm của nhau”, ông Tuấn Anh chia sẻ.

Không chỉ hợp tác với Trung tâm Nhân Tâm, thông qua sự kết nối của OBC, chị Kim Oanh còn tin tưởng trao cơ hội kinh doanh cho chị Trần Thị Thảo Trang, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thế giới Sơn An Huy.

“Có cơ hội chia sẻ tìm hiểu, tôi biết được Sơn An Huy cung cấp chống thấm tốt và chất lượng sơn bền, đẹp, đội ngũ nhân viên làm việc rất chuyên nghiệp, vì vậy, tôi đã chọn sử dụng dịch vụ của công ty Sơn An Huy mỗi khi tôi cần sơn sửa trụ sở hay nhà cửa”, chị Oanh cho biết. Hiện Công ty TNHH MTV Giáo dục và đào tạo kỹ năng IQ Math cũng được nhiều thành viên OBC tin tưởng gửi con theo học bởi sự uy tín và chất lượng.

Theo ông Võ Ca Dao, Giám đốc OBC Thừa Thiên Huế, hiện gần 40 thành viên OBC và các đối tác thân hữu đang nỗ lực kết nối và trao cho những cơ hội hợp tác phát triển thông qua các buổi cà phê kết nối giao thương được tổ chức định kỳ 2 tuần, thông qua cầu nối của OBC. “Không chỉ trao cho nhau cơ hội kinh doanh, các thành viên còn có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh để cùng nhau nâng tầm bản thân, phát triển DN và có những đóng góp cho cộng đồng”, ông Ca Dao chia sẻ.

Không chỉ làm tốt liên tiêu thụ sản phẩm của nhau theo hình thức sản phẩm đầu ra của DN này là sản phẩm đầu vào của DN kia, nhiều DN còn dùng chung phòng kinh doanh. Anh Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc Công ty CP Du lịch Đại Bàng cho biết, hiện công ty anh cùng với Công ty TNHH MADG và Công ty Sản xuất hương Tân Nguyên đang dùng chung phòng kinh doanh. “Với cách làm này, các DN đã giúp nhau giải quyết được bài toán thiếu nhân sự do ảnh hưởng dịch, đồng thời tiết kiệm được kinh phí chi trả lương cho nhân viên”, anh Thuận cho hay. 

Anh Nguyễn Văn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh thông tin, thời điểm hiện tại, vấn đề các DN đang gặp phải đó là thiếu nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ bị hạn hẹp do ảnh hưởng của dịch COVID-19, vì vậy các DN liên kết tiêu thụ sản phẩm của nhau cực kỳ quan trọng và cần thiết. Các DN thành viên Hội Doanh nhân trẻ còn hỗ trợ nhau theo hình thức dùng chung nhân sự và truyền thông chéo để quảng bá, kết nối thị trường cho nhau. “Chẳng hạn đối với các DN kinh doanh lĩnh vực may mặc thời trang đồng phục, trước đây mỗi DN có một thiết kế riêng nhưng trong thời điểm khó khăn như hiện nay họ cùng nhau ký hợp đồng chung một nhân viên thiết kế và đối với nhân viên kế toán cũng tương tự, một kế toán có thể làm cho nhiều công ty khác nhau”, anh Bình cho biết.

Trong lĩnh vực hợp tác đầu tư hiện các DN đang mua cổ phần giúp nhau hoặc kêu gọi cổ đông giữa các DN liên quan với nhau để đầu tư cùng có lợi.

Để vừa tăng doanh thu vừa giảm chi phí đầu vào cho nhau, nhiều DN thành viên trong Hiệp hội DN tỉnh áp dụng chương trình giảm từ 10- 15% khi các DN thành viên tham gia sử dụng các dịch vụ của nhau. 

Theo ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 5.600 DN, riêng Hiệp hội DN tỉnh có gần 800 hội viên kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực thuộc các thành phần kinh tế về sản xuất dịch vụ khác nhau. Vì vậy, hiệp hội tập trung làm tốt vai trò cầu nối, tạo môi trường thuận lợi để các DN đẩy mạnh liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, sử dụng sản phẩm của nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để giảm mức phụ thuộc vào nguồn lực từ bên ngoài. Hiện hiệp hội đang phối hợp với Sở Công thương tổ chức các hội thảo xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ DN trong tỉnh kết nối giao thương. Thúc đẩy chương trình tiêu thụ sản phẩm của nhau thông qua sàn thương mại điện tử của hiệp hội, triển khai xây dựng và phát hành thẻ hội viên nhằm khẳng định thương hiệu, tăng cường kết nối, đẩy mạnh việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhau. “Thông qua website, hiệp hội sẽ giới thiệu một ngày một DN, mỗi ngày một sản phẩm giúp các DN khẳng định thương hiệu”, ông Tuấn Anh cho biết. 

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể
Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh
Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp (DN)-chìa khóa vàng để phát triển bền vững là chủ đề chương trình cà phê doanh nhân do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh tổ chức trong ngày 16/11. Chương trình có sự tham gia chia sẻ của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa DN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sách doanh nhân.

Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

TIN MỚI

Return to top