ClockThứ Tư, 23/06/2021 14:54

Liên kết và chia sẻ nguồn hàng

TTH - Để bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, ngoài sự hỗ trợ của nguồn vốn khuyến công, các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất còn liên kết và chia sẻ nguồn hàng nhằm tạo đầu ra ổn định.

Hơn 15 làng nghề đăng ký tham gia Festival Nghề truyền thống Huế 2021Festival Nghề truyền thống có nhiều chương trình mới lạ, đặc sắcVàng son Phù Bài

Để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, các cơ sở đã liên kết và chia sẻ nguồn hàng nhằm tạo việc làm ổn định cho bà con (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)

Làng nghề đan lát Bao La, xã Quảng Phú (Quảng Điền) được tiếp sức sau khi UBND tỉnh, huyện Quảng Điền đầu tư xây dựng nhà trưng bày sản phẩm kết hợp với tham quan du lịch trong khuôn viên HTX Mây tre đan Bao La; nguồn vốn khuyến công hỗ trợ máy móc hiện đại phục vụ sản xuất sản phẩm mới. Có địa điểm sản xuất, thao diễn nghề và trưng bày sản phẩm nên 2 năm trở lại đây, HTX nhận nhiều đơn hàng lớn từ các đối tác trong và ngoài tỉnh, giải quyết việc làm cho gần 100 lao động.

Giám đốc HTX Võ Văn Dinh cho rằng, làng nghề đan lát hiện có khoảng 500 thợ thủ công, nghệ nhân gắn bó, trong đó một số cơ sở nhỏ lẻ gặp khó khăn khi nguồn hàng bấp bênh dẫn đến việc làm không ổn định. Để bảo tồn và phát triển nghề, các cơ sở đã liên kết, chia sẻ nguồn hàng để cùng nhau phát triển, đồng thời thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo nghề cho con em trong làng với mong muốn duy trì và phát triển nghề truyền thống của cha ông.

Theo ông Dinh, để đáp ứng các đơn hàng cho đối tác, ngoài việc sản xuất tập trung tại nhà xưởng, HTX tạo điều kiện cho các xã viên và người dân làng nghề nhận hàng về nhà làm thêm, đồng thời chia sẻ các đơn hàng cho các cơ sở trong làng. Khi đơn hàng ít, HTX liên kết với các DN lớn nhận gia công thêm một số sản phẩm đan lát nội ngoại thất, đan sợi nhựa của các DN trên địa bàn tỉnh để duy trì sản xuất, tạo nguồn thu ổn định cho xã viên...

Làng nghề chế biến thủy hải sản Tân Thành, xã Quảng Công có gần 70 hộ sản xuất quy mô hộ gia đình và các công đoạn sản xuất chủ yếu là thủ công, chất lượng chưa đồng đều, dẫn đến đầu ra bấp bênh. Nhiều cơ sở sản xuất không đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu nên sản phẩm chỉ quanh quẩn trong làng, rất khó để mở rộng quy mô trong khi nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất khá dồi dào. Để phát triển làng nghề, các cơ sở đã quyết định thành lập HTX chế biến và tiêu thụ mắm, nước mắm Tân Thành.

Theo cơ sở thủy hải sản Huỳnh Thị Hoa, với nguồn nguyên liệu thủy hải sản dồi dào thu mua từ các hộ đánh bắt trong xã, mỗi tháng cơ sở chế biến 3 tấn ruốc, 50 lít nước mắm và các loại mắm dưa, song do không đăng ký nhãn hiệu và không đầu tư quảng bá tiếp thị sản phẩm nên đầu ra bấp bênh. Mặc khác, do quy mô nhỏ nên lâu nay cơ sở chưa thụ hưởng các nguồn vốn của Nhà nước để đầu tư máy móc thiết bị nên quyết định tham gia vào HTX để có điều kiện ổn định sản xuất.

Giám đốc HTX, bà Hồ Thị Giang thông tin, HTX hiện có 7 xã viên với tổng nguồn vốn ban đầu là 700 triệu đồng. Sau khi thành lập, UBND xã Quảng Công đã cấp 1ha đất để HTX xây dựng nhà kho, nhà xưởng và trang bị máy móc phục vụ sản xuất. Sau khi thành lập HTX, nguồn vốn khuyến công đã hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, đồng thời hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khi dịch COVID-19 bùng phát thông qua các kênh giao dịch thương mại điện tử.

Theo Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thanh, mỗi năm Sở đầu tư trên dưới 2 tỷ đồng để hỗ trợ các DN, cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc và cải tiến mẫu mã sản phẩm để tạo ra sản phẩm mới và mở rộng thị trường. Năm 2021, Sở ưu tiên hỗ trợ vốn khuyến công dưới hình thức đề án cụm, chuỗi và hạn chế hỗ trợ cho các cơ sở đơn lẻ nhằm tạo sự liên kết giữa các DN và cơ sở công nghiệp nhỏ, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế tập thể, đồng thời tránh lãng phí các thiết bị máy móc khi sử dụng không hết công suất.  

Bài, ảnh: Khánh Thư

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số

Sáng 20/7, Đoàn công tác của UBND tỉnh Tây Ninh do ông Nguyễn Thanh Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số (CĐS) gắn với cải cách hành chính (CCHC), phát triển du lịch và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số
Khánh Hòa ấn tượng về chuyển đổi số và bảo tồn di tích của Thừa Thiên Huế

Ngày 17/7, trong khuôn khổ chuyến công tác đến tỉnh Thừa Thiên Huế, Đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) và làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế về chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh. Cùng đi có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn.

Khánh Hòa ấn tượng về chuyển đổi số và bảo tồn di tích của Thừa Thiên Huế
Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương

Trong 2 ngày 16 - 17/7, Đoàn công tác Tỉnh ủy Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế để trao đổi kinh nghiệm về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số; phát triển du lịch, văn hoá; xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản Cố đô gắn với thúc đẩy các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top