ClockThứ Sáu, 03/05/2024 07:31
Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2024

Lo chuyện nước

TTH - Gần đây, Thừa Thiên Huế đã đổi thay trên mọi lĩnh vực; trong đó các chỉ số về cuộc sống và môi trường tăng lên. Đây là một trong những chỉ số đáng tự hào của người dân địa phương khi Huế đã xanh hơn, sạch và đẹp hơn, hấp dẫn bao du khách gần xa.

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường Khánh thành Nhà máy Xử lý nước sạch Vạn NiênNhà máy Xử lý nước sạch Vạn Niên: “Trái tim” của hệ thống cấp nước tỉnh

Nắng nóng kéo dài nhiều hồ đập trữ nước ở Huế cạn dần 

Thế nhưng, khi nhắc đến câu chuyện môi trường nhiều người vẫn quan ngại về chuyện nước. Đó là chuyện nước sinh hoạt, nước tưới ruộng đồng khi gần đây nhiệt độ "nóng lên" trở thành vấn đề đại sự quốc gia do thời tiết cực đoan, khô hạn diễn ra trên diện rộng ở nhiều tỉnh, thành…

Mới đây, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3875 vào ngày 22/4, triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2024. Đây là những hoạt động hưởng ứng thường niên và kéo dài từ 29/4 đến 6/5. Nhưng để giải cơn khát vì nắng nóng làm đất đai khô cằn, nguồn nước sụt giảm do đối mặt biến đổi khí hậu (BĐKH), thời tiết cực đoan cần chiến lược dài hơi.

Do vậy, kế hoạch trên cũng đã xác định triển khai các hoạt động không chỉ một sớm một chiều, như "xây dựng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng các công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, bảo đảm cấp nước bền vững và an toàn; kiểm tra, xử lý đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt". Rõ ràng, có chuyện phải ứng phó cấp bách, nhưng có những vấn đề phải làm thường xuyên, đầu tư lâu dài. Đó là thực hiện cấp nước an toàn, bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước, chủ động triển khai các giải pháp cấp nước, thu trữ nước an toàn để đảm bảo đủ nước sạch cho người dân, nhất là những khu vực chịu ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước…

Những năm qua, Thừa Thiên Huế có nhiều nỗ lực thực hiện các chương trình cấp nước sinh hoạt cho người dân ở nông thôn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Đáng nói, từ năm 2022 khi các công trình, nhà máy nước ở huyện miền núi Nam Đông, A Lưới được đầu tư hoàn thiện, nhiều bà con ở đây đã sử dụng được nguồn nước sạch. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn một số địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, miền núi vẫn chưa dùng được nước sạch.

Không chỉ lo chuyện nước sinh hoạt, mà nước phục vụ sản xuất, kinh doanh, tưới tiêu ruộng đồng cũng đang là vấn đề nóng ở Huế và nhiều tỉnh, thành. Nhiều vùng đất hừng hực nắng lửa của miền Trung nói chung và xứ Huế nói riêng đang treo nỗi lo nước cho vụ lúa hè thu sắp đến và các miệt vườn hoa trái, rau màu đang cần nước để tưới tắm.

Những chương trình dài hơi về giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên nước, tiết kiệm nước trong sinh hoạt và cả giải pháp tiết kiệm nước trong trồng trọt, chuyển đổi giống cây trồng chịu hạn… chưa bao giờ là chuyện cũ với Huế và nhiều địa phương trong cả nước. Chia sẻ những khó khăn trước cơn hạn lịch sử của Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, nhiều người không chỉ trông mong biện pháp hỗ trợ ứng phó cấp bách từ Chính phủ, các bộ ngành, mà còn hiến kế đề xuất các phương án lâu dài để tồn tại, thích ứng khi thời tiết còn cực đoan, BĐKH ngày càng khắc nghiệt…

Nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2024, với chủ đề đề "Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng với BĐKH”, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết, trách nhiệm và sự tham gia của toàn xã hội trong việc thúc đẩy thực hiện cấp nước an toàn, bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước...


Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vườn Quốc gia Bạch Mã: Nỗ lực ngăn chặn nạn bẫy thú rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã có diện tích tự nhiên hơn 37.423 héc ta, thuộc địa giới hành chính 15 xã, thị trấn của 3 huyện Phú Lộc, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) và Đông Giang (Quảng Nam). Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm VQG Bạch Mã cùng các đơn vị đã tích cực phối hợp tuần tra, bảo vệ rừng. Nhờ đó đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ săn bắt, bẫy động vật rừng trái phép tại VQG này.

Vườn Quốc gia Bạch Mã Nỗ lực ngăn chặn nạn bẫy thú rừng
Phú Vang nâng tổng số 50/55 trường đạt chuẩn Quốc gia

Ngày 14/11, Trường mầm non Phú Xuân tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2; nâng tổng số 50/55 trường trên địa bàn huyện Phú Vang đạt chuẩn Quốc gia.

Phú Vang nâng tổng số 50 55 trường đạt chuẩn Quốc gia
Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024

Sáng 13/11, Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh năm 2024 tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng. Tham dự có ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ Khoa học & Công nghệ, cùng lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, doanh nghiệp khởi nghiệp và các tác giả, nhóm tác giả dự thi.

Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024

TIN MỚI

Return to top