ClockThứ Sáu, 17/11/2017 06:39

Mặt bằng lãi suất đã giảm rất mạnh

Thống đốc Lê Minh Hưng, mặt bằng lãi suất đã giảm rất mạnh, mặt bằng lãi suất bình quân chung trong trung và dài hạn chỉ còn ở mức từ 9-10%.

Tại phiên chất vấn Thống đốc Lê Minh Hưng, đại biểu Lê Công Nhường (đoàn Bình Định) băn khoăn khi mặt bằng lãi suất hiện nay vẫn cao, gây khó cho doanh nghiệp. “Chúng ta đang khuyến khích thành lập được một triệu doanh nghiệp, nếu lãi suất vay vẫn cao như vậy sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu này”, ông Nhường nêu.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng trả lời chất vấn của các ĐBQH

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay vừa qua đã giảm rất mạnh; các ngân hàng luôn hướng tới giảm chi phí cho doanh nghiệp, tuy nhiên lãi suất ở Việt Nam phụ thuộc nhiều yếu tố liên quan như quan hệ cung - cầu trong tình hình diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp, an toàn hệ thống ngân hàng phải đảm bảo…. Nhưng ngành Ngân hàng vẫn kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, giữ lạm phát ở mức thấp hướng tới việc giảm lãi suất.

Ngoài ra, Ngân hàng vẫn phối hợp điều tiết với các công cụ chính sách để ổn định thanh khoản, ổn định lãi suất và góp phần giảm lãi suất cho vay. “Ngân hàng Nhà nước vẫn chỉ đạo các ngân hàng tiết giảm chi phí, trực tiếp giảm lãi cho vay và đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu”, Thống đốc Lê Minh Hưng nêu rõ.

Đặc biệt, "tài sản không sinh lời tại các ngân hàng giảm sẽ giúp giảm lãi suất vay", Thống đốc nhìn nhận.

Ông Hưng cũng cho biết, đặc điểm ngân hàng Việt Nam là giữ vai trò cung ứng vốn lớn cho nền kinh tế, nhưng trong khi vốn cho vay thường là vốn trung dài hạn thì huy động lại ngắn hạn, dưới 12 tháng. "Giảm lãi suất sẽ là trọng tâm điều hành của Ngân hàng Nhà nước thời gian tới", ông nói thêm.

Tại phiên chất vấn, Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn) nêu vấn đề, hiện nay, lãi suất cho vay thương mại đối với các dự án đầu tư lên tới hơn 11%/năm, điều này làm tăng giá thành các dự án BOT giao thông cũng như bất động sản.

Làm rõ vấn đề này, Thống đốc Lê Minh Hưng nêu rõ, thời gian vừa qua, với việc điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất đã giảm rất mạnh (từ năm 2011 - 2016 lãi suất đã giảm từ 7-10%, cho vay còn mạnh hơn đến 10-11%). Tuy một số lĩnh vực cho vay với lãi suất còn cao, nhưng mặt bằng lãi suất bình quân chung trong trung và dài hạn chỉ còn ở mức từ 9-10%.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ

Ngày 18/10, Hạt Quản lý đường bộ Bình Điền (Công ty CP Quản lý và xây dựng Đường bộ Thừa Thiên Huế) cho biết đã tiến hành lập biên bản xác lập vụ việc, hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với một hộ dân trên địa bàn.

San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ
Giải phóng mặt bằng: Dân chủ để dân đồng thuận

Phát huy dân chủ ở cơ sở trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người dân đối với các chương trình, dự án (DA) trọng điểm đã và đang được cấp ủy, chính quyền địa phương, hệ thống chính trị của TP. Huế triển khai thực hiện với quyết tâm: Tạo được sự đồng thuận của người dân.

Giải phóng mặt bằng Dân chủ để dân đồng thuận

TIN MỚI

Return to top