ClockThứ Ba, 26/03/2024 06:29

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 2: Quy hoạch gắn với tiềm năng, thế mạnh

TTH - Khát vọng lớn đương nhiên thách thức phải cao. Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) mở ra cơ hội cũng đặt ra những thách thức đúng nghĩa. Quyết tâm cao để giải quyết vấn đề đồng nghĩa với việc biến thách thức thành cơ hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 1: Hiến kế cho quy hoạch

 KTS. Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam trong một lần phản biện đồ án Quy hoạch tỉnh

“Hàng rào” phản biện

Nhiều lần trao đổi với Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chúng tôi được biết, hành trình hoàn thiện các đề án quy hoạch không phải ngày một ngày hai. Khi đề án được trình thẩm định, “hàng rào” phản biện của các chuyên gia đã giúp các cơ quan chuyên môn, đơn vị của tỉnh nhận diện được nhiều hạn chế.

Còn nhớ, tại phiên thẩm định diễn ra năm 2023, các chuyên gia đã bày tỏ băn khoăn nhiều vấn đề. Đó là cơ sở luận cứ về lộ trình thực hiện các chiến lược phát triển, với các nhóm giải pháp được lồng ghép đa ngành, để xác lập tính khả thi của từng mục tiêu. Đặc biệt là cơ sở huy động các nguồn lực thực hiện, thu hút đầu tư, kích hoạt phát huy các lợi thế tiềm năng, các cơ sở vật chất và giá trị vốn có; xác định cụ thể các nguồn lực đầu tư, lộ trình triển khai cũng như phương thức cơ chế huy động nguồn lực thực hiện định hướng phát triển các lĩnh vực; yêu cầu của các cơ chế, chính sách; về tiền đề, tiềm năng, động lực phát triển đô thị; về dự báo quy mô dân số và các chỉ tiêu quy hoạch đô thị; định hướng tổ chức không gian;…

Các mục tiêu liên quan đến mô hình tăng trưởng kinh tế mới của đất nước như kinh tế xanh; kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm năng lượng, quy hoạch hạ tầng số… cũng được nhiều chuyên gia góp ý.

Phản biện đề án Quy hoạch tỉnh, TS. Phạm Hoài Chung, thành viên phản biện Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh nêu vấn đề, để đảm bảo chất lượng quy hoạch, Thừa Thiên Huế cần làm rõ hơn các mục tiêu phát triển, đặc biệt là xác định rõ mục tiêu quy hoạch lĩnh vực giao thông vận tải; đầu tư hạ tầng giao thông phải xác định được lộ trình. Ngoài ra, bổ sung một số danh mục về bến thủy nội địa, cảng cạn; làm rõ giới hạn phát triển điện gió ở một số địa phương để tránh xung đột với luồng hàng hải…

Đánh giá cao việc hình thành, xây dựng và giữ vững thương hiệu Huế, nhưng quá trình phản biện, một số chuyên gia nhìn nhận rằng, các giá trị ấy vẫn chưa được khai thác đúng như tiềm năng.

Theo KTS. Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, đô thị Huế có ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt qua các kỳ festival, Huế đã tạo nên thương hiệu riêng có. Do vậy, việc phát huy các giá trị này là điều quan trọng.

Quan điểm của PGS.TS. Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, thành viên tổ tư vấn Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thì cho rằng, đồ án quy hoạch sẽ tạo ra cơ hội cho tỉnh định hình một đô thị đặc biệt. Dù vậy, để đồ án tạo ra hiệu quả cần có những giải pháp cụ thể hơn để thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí đã đặt ra. “Cụ thể hóa tầm nhìn sẽ tạo ra cách tiếp cận cấu trúc không gian tốt hơn. Từ đó, tạo ra một đô thị khác biệt, giàu tính cạnh tranh. Huế mang trong mình sứ mệnh lịch sử đặc biệt nên cần có sự gắn kết trong xu thế phát triển của Quốc gia. Chúng ta phải làm thế nào khi bàn đến việc phát triển Huế cũng là câu chuyện phát triển của đất nước”, ông Thiên nhấn mạnh.

Định hướng tầm nhìn chiến lược qua từng giai đoạn

Từ những phản biện, góp ý của hội đồng thẩm định, các chuyên gia, tỉnh đã giải trình, tiếp thu rồi đi đến hoàn thiện đồ án quy hoạch có tính chiều sâu, mở ra cơ hội phát triển qua từng giai đoạn.

 Đến năm 2030, tỉnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm

Trong bản Quy hoạch tỉnh, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao...

Đối với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, đáng chú ý tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm. Về cơ cấu kinh tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 5 - 7%; công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 33 - 35%; dịch vụ chiếm khoảng 54 - 56% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7 - 8%; GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD; tốc độ tăng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân khoảng 10%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 7 - 8%/năm; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%; thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI); Chỉ số chuyển đổi số (DTI)…

Điểm qua những chỉ tiêu trên để thấy rằng, việc hoàn thành đòi hỏi nỗ lực cao, quyết tâm lớn. Và, không phải đến khi quy hoạch được phê duyệt mà trước đó, tỉnh khẩn trương bắt vào việc triển khai các mục tiêu đã được định hình.

Để hiện thực hóa các mục tiêu, Thừa Thiên Huế đã xác định các khâu đột phá. Đó là, phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản; phát huy lợi thế đô thị ven biển gắn với vị thế trung tâm của vùng và cả nước với quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao về kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng giao thông chiến lược, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng đô thị. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Phát triển bền vững kinh tế biển, đầm phá; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, là cực tăng trưởng, động lực phát triển của vùng động lực miền Trung và cả nước với hệ thống cảng biển nước sâu Chân Mây đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển chuỗi khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đặc sắc của khu vực.

Phát huy vai trò động lực quan trọng của Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng; đẩy nhanh tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp sản xuất điện từ nguồn năng lượng xanh (LNG, năng lượng tái tạo,...); ưu tiên thu hút các dự án lớn sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, có khả năng dẫn dắt, hình thành hệ sinh thái các ngành kinh tế trọng điểm.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả trong bảo tồn di sản Cố đô Huế, chuyển hóa hữu hiệu tài nguyên văn hóa, lịch sử, thiên nhiên thành động lực tăng trưởng, phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng hệ sinh thái dân sinh, văn hóa, lịch sử và tự nhiên hấp dẫn; bồi đắp, phát huy giá trị con người xứ Huế làm nền tảng và nguồn lực phát triển bền vững.

“Với ưu thế có quy hoạch rõ ràng, bài bản, Thừa Thiên Huế sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các mục tiêu, định hướng đề ra”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nói.


Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Bài, ảnh: LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ

Bộ trưởng Kế hoach và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến hết sức sâu sắc, trách nhiệm, tâm huyết và rất sát thực tế của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), bảo đảm nguyên tắc linh hoạt, mở để phát triển nhưng phải quản lý được, kiểm soát được.

Sửa Luật Đầu tư công Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ

TIN MỚI

Return to top