ClockThứ Ba, 27/12/2022 12:45

Một sự lựa chọn không hề tệ

Hy vọng sự phục hồi cao của nền kinh tếKinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước đạt 75% vào năm 2025

Có lẽ, đây là một phần quá khác biệt của thế giới.

Một đất nước nhỏ bé là Buhtan đã dựng lên rào cản kỹ thuật để hạn chế khách du lịch?

Buhtan cũng xem trọng phát triển kinh tế, nhưng điều đất nước này xem trọng hơn là sự hạnh phúc của người dân. Điều này thì đã được nói nhiều. Và chuyện này thì có lẽ cũng nhiều người biết, sự đo lường mức độ hạnh phúc của Buhtan dựa trên các yếu tố: sự phát triển (cả kinh tế và xã hội) bền vững và công bằng; bảo vệ môi trường; bảo tồn và phát huy văn hóa và quản trị quốc gia tốt.

Du khách đến Huế tham quan Đại Nội. Ảnh: MC

Xem ra, những yếu tố này thì quốc gia nào chẳng hướng đến, nhưng có lẽ mỗi quốc gia có những cách khác nhau. Cho nên kết quả đưa lại sẽ khác nhau.

Ở nơi đâu quá xem trọng phát triển GDP mà xem nhẹ yếu tố phát triển bền vững có thể dẫn đến một hệ quả - GDP thì tăng, nhưng sự hài lòng của người dân là chưa chắc. Chính phủ bỏ tiền ra làm một con đường, một công trình cũng làm tăng GDP. Nhưng con đường đó nhanh chóng hư hỏng, công trình đó không phát huy hiệu quả gì, dù dưới danh nghĩa nào (như để tạo điều kiện phát triển văn hóa). Rồi chính phủ lại bỏ ra một số tiền nữa ra sửa chữa chính con đường, công trình đó… lại một lần nữa lại tính vào GDP. Nhưng rõ ràng, con đường cứ đào lên sửa chữa và làm lại thì chắc chắn sẽ không nhận được sự hài lòng của người dân. Phát triển như vậy là không bền vững. Và người dân cũng chẳng thấy hạnh phúc mấy…

Người ta chú ý nhiều đến Buhtan có lẽ là ở chỗ không quá đặt nặng tăng trưởng để đánh đổi môi trường và nhiều yếu tố khác. Từ đó sinh ra một chính sách du lịch của Buhtan có vẻ như khác biệt với nhiều nước. Hiện tại, mỗi du khách đến Buhtan phải trả 200 USD/ngày. Đây là khoản phí thu theo Chương trình phát triển bền vững của đất nước này. Nhìn ở góc độ kinh doanh bình thường, có thể nhiều người cho rằng những chính sách như vậy thiếu tính cạnh tranh. Nhưng ngược lại, đối với Buhtan đây không phải là chính sách để cạnh tranh mà là chính sách để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường. Có vẻ như đất nước này biết rằng, nếu chạy theo vật chất thì biết bao nhiêu là đủ - đủ, chính là biết đủ vậy!

Nhưng suy đi nghĩ lại, đây là cách làm du lịch không hề dở. Không phải chính sách du lịch đắt đỏ sẽ không thu hút được khách mà đây là cách chọn lựa khách, có thể nói là một cách kinh doanh khác biệt và khôn ngoan – đón ít khách thôi nhưng thu được nhiều tiền. Thế là tiền cũng không mất và mục tiêu gìn giữ môi trường, phát triển bền vững cũng đạt được. Nếu so với tỷ lệ dân số mấy trăm ngàn người, trong khi lượng du khách đến đây hàng năm khoảng 100.000 khách thì cũng không phải là một tỷ lệ ít?

Có lẽ, nhiều đất nước sẽ khó làm được sự khác biệt này. Tuy nhiên, những "triết lý” về làm du lịch cũng cần được rút ra.

Nơi nào đó vội vã phát triển du lịch, rất có thể đến một lúc nào đó sẽ kém hấp dẫn. Nhất là việc đánh đổi cảnh quan, môi trường. Khi đó muốn sửa cũng rất khó và tốn kém. Con người ngày càng tiếp cận với đời sống hiện đại thì càng có thiên hướng tìm đến gần với thiên nhiên, chung sống với thiên nhiên. Huế đang phát triển phù hợp với xu hướng này.

Mỗi năm chỉ “chăm bẵm” đón bao nhiêu lượt khách, bao nhiêu triệu lượt khách là điều cần nhìn nhận lại. Hãy đặt nặng tiêu chí là chúng ta thu được bao nhiều tiền một khách. Con số này nếu không có xu hướng ngày càng tăng thì đó không phải là một xu hướng tốt. Vì nó phản ánh chất lượng điểm đến, dịch vụ, phân khúc khách hàng. Thu nhiều tiền vẫn hay hơn đón nhiều khách, vì như vậy chúng ta sẽ có điều kiện tốt hơn trong bảo vệ môi trường, phát triển hài hòa với bảo tồn văn hóa…

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

TIN MỚI

Return to top