ClockThứ Tư, 18/01/2023 14:01

Năm 2022, giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ giảm 66%

Nhóm ngân hàng dẫn đầu năm 2022 về giá trị phát hành với tổng giá trị đạt 136.772 tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng giá trị phát hành với lãi suất phát hành trung bình là 5,48%/năm.

Nguồn tiền… đã cạnBộ trưởng Bộ Tài chính: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn rất tiềm năngĐã huy động được gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ

Trong năm 2022, có 420 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Nguồn: VTV

Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết trong năm 2022, có 420 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, với trị giá xấp xỉ 244.565 tỷ đồng, chiếm 96% tổng giá trị phát hành, giảm 66% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhóm ngân hàng dẫn đầu năm 2022 về giá trị phát hành với tổng giá trị đạt 136.772 tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng giá trị phát hành. Kỳ hạn phát hành bình quân của nhóm này là 5,47 năm, lãi suất phát hành trung bình là 5,48%/năm.

Tiếp đến, nhóm bất động sản với 51.979 tỷ đồng, chiếm khoảng 20,4%. So với năm 2021 (hơn 214.000 tỷ đồng), lượng trái phiếu do nhóm doanh nghiệp địa ốc phát hành sụt giảm gần 76%.

Năm 2022, các doanh nghiệp đã mua lại 210.830 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2021.

Trong năm 2023, sẽ có khoảng 289.819 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Riêng tháng đầu năm, có khoảng 17.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn; trong đó, 10.500 tỷ đồng trái phiếu bất động sản, chiếm 60% giá trị trái phiếu doanh nghiệp và 5.900 tỷ đồng trái phiếu xây dựng, chiếm 34%.

Theo VBMA, tuần đầu tiên năm 2023, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào được ghi nhận. Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn là 310 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
Return to top