ClockThứ Bảy, 10/08/2024 06:21

Nắm bắt cơ hội trên sàn thương mại điện tử

TTH - Thông qua sàn thương mại điện tử đã giúp doanh nghiệp (DN) đa dạng phương thức kinh doanh trên nền tảng số, mở rộng kênh bán hàng và tệp bán hàng tiềm năng.

Giúp phụ nữ làm giàu từ sàn thương mại điện tửChợ truyền thống cần thay đổi trong thời kỳ thương mại điện tử

 Trang bị kỹ năng livestream cho các doanh nghiệp

Chinh phục livestream

Chương trình livestream “Hương sắc Cố đô” do Hội Doanh nhân trẻ tỉnh và TikTok shop Việt Nam vừa tổ chức đã giúp nhiều DN Huế có cơ hội trải nghiệm trực tiếp trên sàn thương mại điện tử. Với sự dẫn dắt của các nhà sáng tạo nội dung đến từ TikTok shop Việt Nam, trong 15 phút tại chương trình livestream, sản phẩm bánh ép Gia Di đã thu hút 2.500 lượt xem, chốt được hơn 300 đơn hàng. Tỷ lệ doanh thu bằng nửa tháng trước đó của DN.

Bà Lê Thị Di, Nhà sáng lập, Phó Giám đốc Công ty TNHH Tukcha Bánh ép GIADI cho biết, đây là lần đầu tiên công ty livestream trực tiếp trên TikTok shop Việt Nam và kết quả mang lại ngoài mong đợi. Cái được hơn là giúp DN có cơ hội trải nghiệm trực tiếp về sàn thương mại điện tử, biết được cách thức vận hành một phiên livestream như nào để áp dụng lâu dài cho DN.

Trước khi áp dụng hình thức livestreams, Công ty TNHH Tukcha Bánh ép GIADI đã chinh phục khách hàng trên Shopee, Lazada…

 Chương trình livestream “Hương sắc Cố đô” do Hội Doanh nhân trẻ và Tiktok Shop Việt Nam vừa tổ chức

“Để tránh được nhiều chi phí không cần thiết, hiện DN đang tập trung thay đổi cách thức vận hành theo hướng chuyên nghiệp, tự động hóa nhiều hơn từ khâu sản xuất đến kênh phân phối, để phù hợp hơn với môi trường số”, bà Lê Thị Di chia sẻ.

Cũng tại chương trình livestream “Hương sắc Cố đô”, Công ty TNHH Nghiên cứu và phát triển HUEFARM chốt được gần 40 đơn với các sản phẩm sen, gừng, muối tôm và chà bông hàu. Sau đợt livestream, có khách hàng liên hệ đặt sỉ sản phẩm công ty, lượng truy cập nhiều hơn nên sản phẩm của DN tăng độ nhận diện.

Theo bà Lê Thị Anh Thư, CEO Công ty TNHH Nghiên cứu và phát triển HUEFARM, qua hoạt động, giúp các DN bán hàng, quảng bá trực tiếp các sản phẩm của Huế đến người tiêu dùng cả nước; đồng thời, học hỏi và trải nghiệm thực tiễn, áp dụng bán hàng chuyên nghiệp qua livestream trên nền tảng TikTok.

Trong thời gian hơn 4 tiếng đồng hồ, hàng trăm mặt hàng là những đặc sản Cố đô như mứt gừng, sen Huế, gia vị bún bò, trầm hương, mè xửng, dầu tràm, áo dài… được livestream bán hàng trực tiếp trên TikTok shop Việt Nam với tổng doanh thu khoảng 200 triệu đồng.

Bà Trần Thị Tân, Giám đốc Trách nhiệm Xã hội TikTok Shop Việt Nam chia sẻ, chương trình livestream “Hương sắc Cố đô” đặt mục tiêu giúp các DN địa phương đa dạng phương thức kinh doanh trên nền tảng số, mở rộng kênh bán hàng và tệp bán hàng tiềm năng. Đặc biệt, chương trình còn tập trung khai thác các giá trị văn hóa, nét đẹp truyền thống của xứ Huế đã và đang kết hợp trong từng sản phẩm, từng thương hiệu. “Chúng tôi tin rằng sự kết hợp này là phương thức hữu hiệu nhằm truyền cảm hứng cho người tiêu dùng, thúc đẩy tiêu thụ và quảng bá các sản phẩm địa phương tốt hơn; đồng thời, đóng góp vào việc phát triển du lịch - văn hóa của vùng đất Cố đô Huế”, bà Trần Thị Tân nhấn mạnh.

Hỗ trợ chuẩn hóa kỹ thuật

Chương trình livestream “Hương sắc Cố đô” nằm trong chuỗi hoạt động mà Hội Doanh nhân trẻ tỉnh phối hợp với TikTok shop Việt Nam thực hiện.

Trước đó, đội ngũ DN trên địa bàn tỉnh được tham gia khóa đào tạo thực chiến nắm bắt cơ hội trên sàn thương mại điện tử. DN, nhà bán hàng và cơ sở sản xuất kinh doanh được các thành viên đến từ TikTok shop Việt Nam trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng hiệu quả nền tảng TikTok shop để quảng bá, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu bền vững cho các sản phẩm đặc trưng vùng miền; hướng dẫn cách mở rộng kênh bán hàng và tệp bán hàng tiềm năng trên nền tảng số; kinh nghiệm khai thác các giá trị văn hóa, nét đẹp truyền thống của xứ Huế gắn với từng sản phẩm, từng thương hiệu để livestream bán hàng hiệu quả.

Ông Trần Đức Minh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh chia sẻ, thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng và có nhiều tiềm năng. Để có thể thành công trong ngành này, doanh nghiệp cần nắm bắt và áp dụng các xu hướng mới nhất, cũng như tạo ra những giá trị độc đáo, khác biệt cho khách hàng. Việc bắt kịp các xu hướng sẽ là công cụ hiệu quả để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của DN. Thông qua các hoạt động trên, chúng tôi mong các DN trên địa bàn tỉnh có cơ hội tiếp cận với các nhà sáng tạo nội dung để ký kết hợp tác, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, phân phối sản phẩm và được hướng dẫn tận tình trong quá trình đưa sản phẩm lên shop, cách thức livestream trên kênh sao cho hiệu quả nhất.

Theo kinh nghiệm của các DN tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử, DN cần tìm đến các đơn vị tư vấn hỗ trợ thực hiện các giai đoạn đầu khi tham gia xúc tiến. Điều này sẽ giảm bớt những khó khăn hay phá bỏ tâm lý “thấy khó rút lui” của nhiều DN.

Hiện, tỉnh đang có nhiều chính sách đẩy mạnh xúc tiến thương mại điện tử, trong đó có nhiều chương trình đào tạo cho các DN kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như TikTok, Tiki, Shopee, Lazada…  DN cần mạnh dạn hơn trong tiếp cận các chính sách này, bởi đây cũng là cơ hội để DN tiếp cận với các đối tác chiến lược hỗ trợ đưa các sản phẩm “made in Huế” vươn xa.

Bài, ảnh: HẢI THUẬN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Hợp tác mang đến cho người học cơ hội trải nghiệm quốc tế

Chiều tối 4/12, Trường cao đẳng Du lịch Huế phối hợp Phòng Nghề và Thủ công Ile-de-France (Cộng hòa Pháp) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận khung hợp tác nhằm mang đến cho người học việc cơ hội có được trải nghiệm quốc tế phong phú cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Hợp tác mang đến cho người học cơ hội trải nghiệm quốc tế

TIN MỚI

Return to top