ClockThứ Sáu, 12/07/2019 08:30

Nâng cao hiệu quả chống khai thác hải sản bất hợp pháp

TTH.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo quốc gia về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU).

Giám sát chặt, không để xảy ra tình trạng khai thác hải sản trái phépKhai thác thủy sản có trách nhiệm

Thông báo kết luận nêu rõ, ngay sau khi thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU bị áp dụng biện pháp ‘thẻ vàng”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt nhằm sớm gỡ bỏ “thẻ vàng”. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, các bộ, ban, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nhất là tập trung vào các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác IUU. Đến nay, đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận như đã hoàn thành xây dựng khung pháp lý để quản lý, phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế; đã ngăn chặn và chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá, ngư dân ta xâm phạm và khai thác hải sản trái phép ở vùng biển các nước quốc đảo Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, dù đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận, công tác chống khai thác IUU vẫn chưa đạt yêu cầu theo các khuyến nghị của EC, chưa tạo ra được những chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều bất cập vẫn đang tồn tại, chưa được xử lý dứt điểm, sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chưa thật sự chặt chẽ; nguồn lực (nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất) còn rất hạn chế...

Để tháo gỡ các bất cập đồng thời đáp ứng đầy đủ các khuyến nghị của phía EC nhằm sớm tháo gỡ “thẻ vàng”, Phó Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU là lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ban, ngành liên quan và đặc biệt là UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển cần xác định nhiệm vụ chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu.

Chấm dứt khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài

Về kiểm soát tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, tổ chức buổi làm việc giữa Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU và Bộ Quốc phòng để thống nhất giải pháp ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Bộ Quốc phòng chủ trì và phối hợp với UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ tàu cá khi xuất bến, nhập bến; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác IUU; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ tại Văn phòng thanh tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá.

Bộ Công an điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài; tổ chức, cá nhân sử dụng biển số giả, sơn tàu cá giống tàu cá nước sở tại để đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; khởi tố hình sự một số vụ việc điển hình để răn đe.

Về triển khai hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chịu trách nhiệm bố trí kinh phí thuê hạ tầng thông tin phục vụ giám sát hành trình tàu cá, hoàn thành trong tháng 7/2019. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, Bộ Tài chính phải chủ động hướng dẫn và cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháo gỡ ngay, không để ảnh hưởng đến tiến độ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho ngư dân đã được pháp luật quy định.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc triển khai hạ tầng thông tin phục vụ giám sát tàu cá, Dự án Thông tin nghề cá giai đoạn II;  phối hợp trong việc lựa chọn, đánh giá các đơn vị tư vấn kỹ thuật, cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo quy định. Tiếp tục giao và chỉ đạo Tập đoàn viễn thông Việt Nam (VNPT) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản) triển khai thí điểm hệ thống VNPT-VSS.

Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tăng cường chỉ đạo, tổ chức lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá theo quy định.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), là một nhiệm vụ chiến lược để phát triển bền vững. Huyện Nam Đông và A Lưới, nơi tập trung đông đồng bào DTTS của Thừa Thiên Huế, đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ các chương trình, chính sách hướng tới cải thiện sức khỏe và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top