ClockThứ Năm, 23/05/2019 09:48

Nghị trường quan tâm chuyện xuất, nhập khẩu và giá điện

Tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại tổ ngày 22/5, các ý kiến đại biểu tập trung tranh luận một số vấn đề kinh tế quan trọng, chủ yếu về giá điện.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Cần những giải pháp chiến lược, tạo niềm tin trong nhân dânSáng nay 22/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về kinh tế-xã hộiĐBQH đề xuất Chính phủ nghiên cứu sau này có thể bỏ thi tốt nghiệp THPTĐại biểu kỳ vọng, Quốc hội thẳng thắn nhìn vào thực tiễn

Đại biểu Lê Thu Hà và Phó thủ tướng Vương Đình Huệ (phải)

Lo hàng Trung Quốc giá rẻ tràn vào

Về bức tranh chung, các đại biểu (ĐB) đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ khi đã thực hiện đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu.

Cách giải trình của EVN ẩn đi một lần tăng giá, làm cho phần trăm tăng giá thấp hơn. Cần minh bạch giá đúng của 1 kWh điện. Đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào cuộc, báo cáo QH tại kỳ họp tới

ĐB Lê Thu Hà (Lào Cai)

Năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08% (đã báo cáo trên 6,7%), cao nhất kể từ năm 2008, thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. GDP bình quân đầu người đạt 2.590 USD, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực… Những tháng đầu năm 2019, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 2,71%, thấp nhất trong 3 năm qua, tăng trưởng kinh tế (GDP) quý 1 đạt 6,79%.

ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) báo động khi tình hình kinh tế thế giới phức tạp, sẽ tác động lớn tới kinh tế thế giới cũng như VN và đề nghị Chính phủ cần xây dựng kịch bản cụ thể để ứng phó.

Theo ông Ngân, việc Mỹ đánh thuế các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc (TQ) giúp VN có nhiều cơ hội thuận lợi vì chúng ta đang xuất sang Mỹ 47,5 tỉ USD. Tuy nhiên, về kim ngạch hai chiều, VN xuất siêu khoảng 34,7 tỉ USD và nằm trong danh sách đang xuất siêu vào Mỹ nhiều nhất. Mức thâm hụt thương mại đó cũng khiến Mỹ đang rất chú ý đến VN chứ không riêng gì TQ.

Điều đáng quan ngại hơn, từ tháng 8.2018 đến nay, TQ đã phá giá 9% nhân dân tệ khiến hàng hóa TQ rẻ đi, dễ dẫn tới tràn vào VN. “Chúng ta đã nhập siêu từ TQ 23 tỉ USD (năm 2018) và có thể sắp phải nhập siêu nhiều hơn nữa. Chúng ta có nên phá giá tiền tệ để ứng phó hay không? Nếu phá giá thì sẽ phá vỡ ổn định vĩ mô, mất niềm tin vào chính sách tiền tệ. Do đó, chính sách phải rất khôn khéo và linh động”, ông Ngân nói.

ĐB Bùi Thanh Sơn (Đắk Nông), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cho rằng Chính phủ cần sớm có đối sách, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trước chiến tranh thương mại để tận dụng ưu thế ngắn hạn, tăng xuất khẩu nhưng đảm bảo tránh bị đưa vào danh sách xuất siêu.

“Cái này rất khó khăn nhưng cần phải làm và có thể làm được”, vị ĐB đoàn Đắk Nông kiến nghị và cho rằng các nhà đầu tư đang chuyển khỏi TQ, và VN có thể là một điểm đến. Tuy nhiên, cần thu hút nguồn đầu tư chất lượng, tham gia đúng chuỗi giá trị xuất khẩu sang các nước, tránh bị tuồn vào công nghệ lạc hậu.

ĐB Nguyễn Văn Chương (TP.HCM) chỉ ra thực trạng dòng vốn đầu tư FDI nói chung và từ TQ nói riêng đang đổ vào VN ngày càng nhiều do chiến tranh thương mại và đề nghị Chính phủ cần phải hết sức cảnh giác khi tiếp nhận đầu tư. “Cần phải có chính sách xem lại ưu đãi quá nhiều với DN FDI, khiến các DN trong nước khó cạnh tranh”, ông Chương nói.

Theo ĐB Đinh Công Sỹ (Đà Nẵng), cuộc chiến tranh thương mại sẽ có tác động lớn tới nhiều mặt hàng xuất - nhập, cũng như làn sóng dịch chuyển của dòng vốn FDI từ TQ. “Chính phủ cần phải có báo cáo đánh giá thách thức, khó khăn, cơ hội và sự dịch chuyển của dòng vốn FDI”, ĐB Sỹ đề nghị.

Kiểm toán giá điện cho “hai năm rõ mười” 

Trong phiên thảo luận, các ĐB đề nghị kiểm toán vào cuộc để có câu trả lời minh bạch về giá điện.

ĐB Lê Thu Hà (Lào Cai) cho rằng giá điện không tăng 8,36% như EVN công bố, mà thực chất mức tăng mới là 10%, 12,7%, 14,2%,

Đây là báo cáo của Chính phủ chứ không phải của Bộ Công thương. Tất cả thông tin được cung cấp, chúng tôi nghĩ cũng sẽ giải đáp được rất nhiều và chúng tôi rất mong ĐB đọc kỹ báo cáo này.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ

15%, khác với 8,33 đến 8,40% trong đề xuất trình Chính phủ phê duyệt.

“Cách giải trình của EVN ẩn đi một lần tăng giá, làm cho phần trăm tăng giá thấp hơn. Cần minh bạch giá đúng của 1 kWh điện. Đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào cuộc, báo cáo QH tại kỳ họp tới”, ĐB này nói.

Tuy nhiên, Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành đã phản hồi rằng ĐB Hà tính toán chưa chính xác. Ông Thành khẳng định giá điện chỉ tăng trong vòng 8,3 - 8,4% chứ không phải mười mấy phầm trăm như ĐB nói và EVN sẽ gửi bảng so sánh giá để các ĐB kiểm tra.

Tại tổ Hà Tĩnh, Ủy viên Bộ Chính trị - Phó thủ tướng Vương Đình Huệ giải thích thêm, một trong những ổn định kinh tế vĩ mô chính là niềm tin của DN, người dân, vì vậy Chính phủ cũng rất băn khoăn trong chuyện điều hành giá điện và giá xăng dầu. “Chúng tôi cũng đã có báo cáo rất dày dặn gửi ra QH. Đây là báo cáo của Chính phủ chứ không phải của Bộ Công thương. Tất cả thông tin được cung cấp, chúng tôi nghĩ cũng sẽ giải đáp được rất nhiều và chúng tôi rất mong ĐB đọc kỹ báo cáo này”, Phó thủ tướng nói.

Trong bối cảnh sản lượng điện do bản thân EVN tự sản xuất là đang giảm dần, nếu không có giá hợp lý thì không có nhà đầu tư nào bỏ tiền ra đầu tư cả, ông Huệ khẳng định: “Bây giờ thiếu cả nguồn điện, thiếu cả hạ tầng, lưới điện. Hàng loạt nhà máy điện mặt trời và điện gió đưa vào, nhưng xin thưa, 1 kWh điện mặt trời chúng ta phải mua đến 9,35 cent, nhân tỷ giá 23.000 đồng/USD lên thì cao hơn cả bậc cao nhất chúng ta đang bán theo giá bán lẻ. Năng lượng tái tạo rất tốt nhưng để có 1 kWh năng lượng tái tạo phải có 1 kWh phụ tải năng lượng nền, vì năng lượng tái tạo không phải lúc nào cũng có để phát điện. Vì vậy, nếu không có chính sách giá điện hợp lý thì rõ ràng rất khó để EVN tái tạo đầu tư và các nhà đầu tư khác tham gia. Đây là luật Điện lực quy định”, Phó thủ tướng nói.

Về các căn cứ tính toán giá điện, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết riêng 2 đợt tăng giá than đã là 7.332 tỉ đồng; giá khí tăng 5.832 tỉ đồng; thêm các khoản chênh lệch tỷ giá và khoản lợi nhuận định mức 3% của EVN mà Chính phủ đã quy định.

“Tổng khoản chi phí đầu vào tăng thêm này là 20.000 tỉ đồng, tính toán ra thì giá thành tăng lên khoảng 8,36%. Thường trực Chính phủ đã họp đi họp lại nhiều lần. Tuy cái này dưới 10% là quyền của Bộ Công thương nhưng xét thấy luật Điện lực cũng nói, luật Giá nói là ảnh hưởng kinh tế vĩ mô thì Thủ tướng quyết nên Chính phủ đã lựa chọn 8,36% thay cho 9,26% như đề nghị của các bộ”, ông Huệ giải thích thêm. “Tới đây sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước kiểm toán toàn bộ báo cáo tài chính EVN và điều hành giá điện năm 2019. Tinh thần của Chính phủ rất cầu thị, chỗ nào sai thì sửa, xin lỗi; còn cái nào đúng thì ghi nhận. Kết quả sẽ công khai cho QH, người dân biết”, Phó thủ tướng nói.

Có nên tổ chức phạm nhân lao động ngoài trại giam ?

Thảo luận tại hội trường về dự án luật Thi hành án hình sự sửa đổi, chiều 22.5, mặc dù báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ QH đề nghị giữ quy định cho phép trại giam phối hợp với DN, tổ chức, cá nhân để tổ chức khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam cho phạm nhân, song các ĐB vẫn tranh luận khá gay gắt về quy định này.

ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng: “Các ý kiến e ngại tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn là cần thiết, nhưng không nên vì lo ngại này mà bỏ đi cơ hội, nhu cầu chính đáng của phạm nhân được cải tạo thông qua lao động”.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng phạm nhân thì không chỉ bị hạn chế một số quyền, ngay cả thăm nom cũng còn hạn chế vậy tại sao lại đưa ra ngoài làm việc? Nếu buộc phạm nhân ra ngoài lao động mà không được thể hiện bằng một bản án của tòa án thì đây là hình phạt ngoài luồng.

Báo cáo giải trình tại cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết việc tổ chức cho lao động ngoài trại giam ở đây là ở phạm vi điểm lao động, dạy nghề chứ không phải ở “ngoài xã hội”. Các điểm lao động này dù không trong khuôn khổ trại giam, nhưng vẫn thuộc quản lý của trại giam. Kết luận phiên thảo luận, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu đề nghị những vấn đề còn ý kiến khác sẽ được gửi để xin ý kiến ĐBQH.

Theo Thanh niên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

TIN MỚI

Return to top